Hệ điều hành riêng của Huawei sẽ gặp những thách thức gì?

Thế Lâm |

CEO Richard Yu của Huawei cho biết, tập đoàn công nghệ này đã tự làm một hệ điều hành riêng từ năm 2012 nhưng không sử dụng rộng rãi mà vẫn sử dụng hệ điều hành Android của Google. Sau khi bị Google “cắt cầu”, Huawei sẽ lấy hệ điều hành HongMeng OS của mình để thay thế.

Viết ra khả thi, nhưng phát triển được mới khó

Công nghệ ngày nay không còn giống như 10, 20 năm trước. Ngày nay, việc viết ra một ứng dụng di động, hay cả một hệ điều hành cho smartphone không còn là vấn đề quá khó khăn và bất khả thi xét về mặt năng lực của các chuyên gia lập trình, phần mềm. Trên thực tế xưa nay, nhiều hệ điều hành đã được viết ra và tồn tại ở khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.

Một trong những hệ điều hành sớm sủa nhất là Symbian của Nokia (Phần Lan) cách đây chục năm về trước được trang bị cho các dòng điện thoại Nokia E và Nokia N. Tuy nhiên, Symbian được cho rằng mang đến sự thông minh nửa vời cho điện thoại thông minh, vì thế nhanh chóng bị Android làm cho sụp đổ cùng với “đế chế” Nokia.

Tiếp đến là hệ điều hành khép kín BlackBerry của R.I.M (Canada). Vì quá đóng kín và sự phát triển hệ sinh thái ứng dụng cũng không được mạnh mẽ, cùng với đó, BlackBerry thiếu sự hỗ trợ tốt của thương mại hóa sản phẩm để lan tỏa đến số lượng người dùng lớn, nên cũng đi đến tàn lụi trước làn sóng mạnh liệt từ Android.

Có sự hậu thuẫn từ “ông lớn” Microsoft, Windows Phone đã “mơ mộng” tạo một thế giới smartphone riêng trong thế kiềng 3 chân Android – iOS – Windows Phone. Thế nhưng cuối cùng, Windows Phone cũng thất bại vì số lượng ứng dụng không nhiều, hệ sinh thái nghèo nàn, và giống như BlackBerry cũng thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ trong thương mại hóa thiết bị đến người dùng đầu cuối.

Bất cứ hệ điều hành nào cũng cần có cộng đồng phát triển để đóng góp vào chứ không có “ông lớn” nào có thể tự làm được hết từ đầu đến cuối. Tận dụng sức mạnh, chất xám của cộng đồng tốt nhất chính là yếu tố chủ lực để Android thành công như hiện nay. Những “cái chết” của Symbian, BlackBerry, Windows Phone chính là vì chỉ phát triển được một giai đoạn, không lâu dài và bền vững, cộng đồng người dùng hẹp không khuyến khích được nhiều chuyên gia viết ứng dụng đóng góp vào để ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng và những tiện ích của hệ điều hành.

Nan giải ở chỗ thu hút người dùng toàn cầu

Rất nhiều ý kiến chuyên gia khi đề cập đến tình huống sau khi Huawei bị Google “cắt cầu” theo lệnh cấm có thể sẽ tung ra hệ điều hành cho thiết bị của riêng mình, nhưng khó mà thành công, bởi nhiều hệ điều hành cho smartphone đã từng thất bại trước Google như kể trên.

 
"Cắt cầu" với Huawei, Google cũng mất không ít người dùng.

Hiện trên thế giới, ngoài iOS của Apple, thế giới smartphone còn lại với hệ điều hành hầu hết thuộc về Android của Google (không tính smartphone tại Trung Quốc chạy hệ điều hành Android theo Dự án nguồn mở Android không có các ứng dụng phổ biến của Google).

Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, từ lệnh cấm đối với Huawei thì bản thân thương hiệu này cũng như các hãng smartphone khác tại Trung Quốc sẽ phải tính tới phương án dự phòng một hệ điều hành có thể cho riêng Huawei hoặc cho các thương hiệu smartphone Trung Quốc nói chung với sự hậu thuẫn để phát triển từ chính phủ.

Theo phương án này, chí ít họ có một thị trường nội địa khoảng 1,4 tỉ dân với trên 500 triệu người dùng smartphone sử dụng hệ điều hành thay thế là nền tảng khá vững chắc để tồn tại và phát triển, sau đó sẽ tính đường đưa hệ điều hành này theo thiết bị đầu cuối phát triển thị trường bên ngoài.

Về nguồn lực tài chính và chất xám không phải là vấn đề quá lớn. Song cái khó nhất là làm sao Huawei cũng như các thương hiệu smartphone Trung Quốc thuyết phục được người dùng sử dụng hệ điều hành của họ khi người dùng toàn cầu đã quá quen với Android  và những ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng đó như Gmail, YouTube, Google Maps, Google Play.v.v…

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cấm cửa Huawei: "Gậy ông đập lưng ông" với các công ty Mỹ

Khánh Minh |

Các công ty Mỹ đang dần "ngấm đòn" cuộc chiến tranh thương mại leo thang với Trung Quốc, trong đó phải kể đến hậu quả của việc Tổng thống Donald Trump cấm cửa Huawei.

CEO Huawei công bố hệ điều hành riêng "vô hiệu hóa" lệnh cấm của Mỹ

Khánh Minh |

Giám đốc điều hành Huawei thông báo sẽ tung ra hệ điều hành riêng hỗ trợ các ứng dụng Android, có khả năng làm "vô hiệu hóa" lệnh cấm của Mỹ.

Bị Google cấm cửa, Huawei sẽ phải mạo hiểm với hệ điều hành Hongmeng

Văn Thắng |

Huawei có thể sẽ sớm phải sử dụng hệ điều hành tự phát triển trên những chiếc smartphone trong tương lai. Tuy nhiên, xây dựng một hệ điều hành riêng trong bối cảnh IOS và Android đã quá phổ biến là bài toán không dễ có lời giải. Hongmeng rất có thể sẽ đi vào vết xe đổ giống như Bada của Samsung hay Windows Phone của Microsoft. 

Một thoáng Hồ Gươm những ngày cuối năm

Linh Trang - Việt Anh |

Những ngày cuối năm Nhâm Dần, nhiều người đã tìm đến Hồ Gươm, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, trong không khí bình yên rất riêng của Thủ đô.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Cấm cửa Huawei: "Gậy ông đập lưng ông" với các công ty Mỹ

Khánh Minh |

Các công ty Mỹ đang dần "ngấm đòn" cuộc chiến tranh thương mại leo thang với Trung Quốc, trong đó phải kể đến hậu quả của việc Tổng thống Donald Trump cấm cửa Huawei.

CEO Huawei công bố hệ điều hành riêng "vô hiệu hóa" lệnh cấm của Mỹ

Khánh Minh |

Giám đốc điều hành Huawei thông báo sẽ tung ra hệ điều hành riêng hỗ trợ các ứng dụng Android, có khả năng làm "vô hiệu hóa" lệnh cấm của Mỹ.

Bị Google cấm cửa, Huawei sẽ phải mạo hiểm với hệ điều hành Hongmeng

Văn Thắng |

Huawei có thể sẽ sớm phải sử dụng hệ điều hành tự phát triển trên những chiếc smartphone trong tương lai. Tuy nhiên, xây dựng một hệ điều hành riêng trong bối cảnh IOS và Android đã quá phổ biến là bài toán không dễ có lời giải. Hongmeng rất có thể sẽ đi vào vết xe đổ giống như Bada của Samsung hay Windows Phone của Microsoft.