Hàng loạt ngành hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Cẩm Hà - Minh Hạnh |

Theo các chuyên gia kinh tế, dù có nhiều nhóm ngành chịu các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, nhưng cũng là cơ hội để kích thích nền kinh tế phát triển, mở ra các thị trường mới, thị trường trũng và  nâng cao doanh số bán hàng như dược phẩm, sữa và thương mại điện tử…  Phải đổi mới phương thức sản xuất, tăng tính liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các mô hình có quy mô sản xuất lớn tập trung, trong đó các doanh nghiệp lớn đóng vai trò trụ cột.

Tác động mạnh đến nhu cầu của người dân

Bản báo cáo chi tiết về đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 tới 23 ngành hàng sản xuất trong nước vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố nhìn nhận có 9 nhóm ngành chịu tác động tiêu cực, 10 nhóm ngành không chịu ảnh hưởng và ngược lại, 4 nhóm ngành hàng có thể cải thiện doanh số bán hàng do nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người dân gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

Đáng chú ý trong đánh giá của SSI, các ngành hàng gồm dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển - vận chuyển, hàng không và dịch vụ sân bay sẽ chịu hàng loạt tác động từ các chính sách được ban hành nhằm ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh. Như với thủy sản, xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút do xu hướng tiêu dùng bên ngoài có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ virus COVID-19, trong khi thị trường Trung Quốc chiếm tới 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2019, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Với ngành bia, tác động kép từ Nghị định 100 liên quan đến việc hạn chế tác hại của bia rượu sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng bia chịu thêm ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh do người tiêu dùng tránh đến những nơi công cộng, giảm tụ tập và chi tiêu bên ngoài.

Theo thống kê hiện Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam, chiếm tới gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Ngay sau khi dịch bùng phát, các sản phẩm trái cây như: Sầu riêng, thanh long, dưa hấu ngay lập tức ùn ứ, tồn đọng với số lượng lớn. Nếu dịch không được sớm kiểm soát, chỉ trong vòng một vài tháng tới, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến các lời kêu gọi giải cứu với các loại nông sản khác như vải thiều, măng cụt, dừa khi các nông sản này bắt đầu vào vụ thu hoạch. Cùng đó, năm 2019, Việt Nam nhập từ Trung Quốc khoảng 75,3 tỉ USD, phần lớn các hàng hóa được nhập khẩu là linh kiện, máy móc, nguyên liệu cho các ngành sản xuất như cơ khí, dệt may, điện tử - những ngành hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chịu tác động xấu trong quý I/2020, đồng thời sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hàng vận chuyển qua cảng biển ở Việt Nam. Thêm vào đó, dịch vụ sân bay liên quan đến hàng hóa và hành khách cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, lượng hành khách từ Trung Quốc vốn chiếm khoảng 40% tổng số lượt khách của Việt Nam trong năm 2019 được dự báo sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ giảm do nhu cầu từ tiêu dùng của Trung Quốc thấp hơn và hoạt động sản xuất bị hạn chế.

“Tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố virus vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc” - SSI đánh giá.

Đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho rằng, thị trường hàng không năm 2020 sẽ suy giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt khoảng 75% kế hoạch. Nhưng đơn vị vẫn đưa ra kế hoạch phấn đầu lợi nhuận cả năm là 2.000 tỉ đồng. Theo ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch Tổng ACV, hiện toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, đơn vị đang phối hợp với Cục hàng không Việt Nam và các đơn vị triển khai tái cơ cấu lại thị trường đường bay các gói dự án đã được phê duyệt theo kế hoạch, chủ động hiệp thương để đưa ra các gói dịch vụ phù hợp để đảm bảo cân đối doanh thu.

Nhiều chính sách mới thu hút khách hàng

Dịch bệnh đã có những tác động tiêu cực của dịch đối với nền kinh tế là rõ ràng, trong ngắn hạn và cả trong trung hạn. Nhưng không thể phủ nhận là đây sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, hay một nguồn cung cấp cho sản phẩm đầu ra, cho nguyên liệu đầu vào hay thiết bị, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất.

Đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao tính liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các mô hình có quy mô sản xuất lớn tập trung trong đó có các doanh nghiệp lớn đóng vai trò trụ cột, hạt nhân trong chuỗi liên kết với người nông dân.

- Theo thống kê, năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, trên 2 triệu khách Hàn Quốc và gần 1 triệu khách Nhật Bản. Do dịch COVID-19, tính riêng 2 tuần đầu của tháng 2.2020, tổng thị trường vận chuyển của hàng không Việt Nam đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thị trường quốc tế giảm trên 14% và lượng khách nội địa cũng giảm trên 30%.

- Cần chính sách thuế hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp: Trao đổi với Báo Lao Động, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, cho biết: Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra cuộc khủng hoảng về kinh tế toàn cầu, tại Việt Nam nó tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề. trong đó có ngành Du lịch - dịch vụ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Xuất nhập khẩu và đang lan tỏa ra các ngành nghề khác như hàng tiêu dùng, sản xuất kinh doanh… Hiện tại, Chính phủ chưa điều chỉnh GDP, tuy nhiên theo dự báo, khả năng thực hiện kế hoạch GDP năm 2020 sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra. “Chắc chắn sau quý I/2020, các cơ quan nghiên cứu và thống kê sẽ có dữ liệu cụ thể để có thể đánh giá tác động của bệnh dịch COVID-19 đối với các ngành nghề  và có thể đưa tới những điều chỉnh hợp lý cho GDP cả năm 2020. Trên thực tế vừa qua cho thấy các ngành này đang bị ảnh hưởng rất nặng nề, trong khi đó năm 2019, các ngành này được xem như một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam”, TS Hiếu nói.

“Chúng ta cần nhìn nhận thực tế, ngân sách của Chính phủ đang bị tác động mạnh bởi dịch cúm do COVID-19. Về nguồn thu, chắc chắn thu thuế sẽ sụt giảm do nhiều ngành nghề đang bị ảnh hưởng, nhất là thuế Giá trị gia tăng, đánh trực tiếp vào giới tiêu thụ bởi hàng hóa tiêu thụ đang chậm lại. Ngoài ra, thuế thu nhập cũng sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù ảnh hưởng của thuế thu nhập là không lớn. Bên cạnh đó, các loại thuế khác cũng đang bị ảnh hưởng. Rõ ràng, tài khóa ngân sách của Chính phủ đang bị ảnh hưởng, nguồn thu sụt giảm trong những tháng đầu năm 2019, trong khi đó chi khó có thể giảm bởi hạ tầng cơ sở, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, bộ máy nhà nước… những chi phí thường xuyên đó không thể giảm được. Cho nên, năm nay có thể dự đoán bội chi ngân sách sẽ tăng cao” - TS Hiếu nhận định.

Theo ông Hiếu, ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao, cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là hỗ trợ về thuế. Chính sách tài khóa cần phải được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng cần phải được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp, ví dự như giãn nợ, giảm lãi xuất… cần song song với chính sách tài khóa để đồng hành cùng doanh nghiệp. Tiến Dũng

- TPHCM: COVID-19 tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, trong tháng 1.2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TPHCM ước đạt 112.770 tỉ đồng (tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của thành phố giảm gần 4% (cùng kỳ tăng hơn 5%). Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) ước giảm hơn 2,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,13%). Thuế tiêu thụ đặc biệt tháng đầu năm 2020 giảm hơn 6% so với cùng kỳ. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1,25% so với cùng kỳ (là loại thu có tốc độ tăng cao nhất trong 2 loại thu chính) nhưng vẫn mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong khi đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) thì chỉ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng cao nhất (là 5%) và các khu vực còn lại đều giảm (khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương giảm 10,8%, khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương giảm 6%, khu vực ngoài quốc doanh giảm 3,13%). Tính chung, thuế VAT giảm 1,46% so với cùng kỳ.M.QUÂN


Cẩm Hà - Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị giãn nợ và hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường mới

Hoàng Văn Minh – Phương Linh |

Dịch cúm COVID-19 đã và đang làm cho du lịch miền Trung ảnh hưởng. Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền Trung kiến nghị chính quyền hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách giãn nợ, chậm nộp thuế, tìm kiếm thị trường khách du lịch mới để thay thế cho khách Trung Quốc, Hàn Quốc…

Nhiều kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng

Minh Hạnh – Cẩm Hà |

Dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 đã bước sang tuần thứ ba kể từ sau Tết Nguyên đán 2020, khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Giao thông Vận tải như đường bộ và hàng không. Các doanh nghiệp đã tự xây dựng nhiều kịch bản để giữ mục tiêu tăng trưởng. Cùng đó ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Ngân hàng không tăng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch virus Corona

Hương Nguyễn |

"Ngân hàng nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nếu thật sự có khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh virus Corona. Vì vậy, thời điểm này, các ngân hàng thương mại quán triệt không tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động, dù trong điều kiện thanh khoản đang tốt", Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú cho biết.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Kiến nghị giãn nợ và hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường mới

Hoàng Văn Minh – Phương Linh |

Dịch cúm COVID-19 đã và đang làm cho du lịch miền Trung ảnh hưởng. Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền Trung kiến nghị chính quyền hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách giãn nợ, chậm nộp thuế, tìm kiếm thị trường khách du lịch mới để thay thế cho khách Trung Quốc, Hàn Quốc…

Nhiều kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng

Minh Hạnh – Cẩm Hà |

Dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 đã bước sang tuần thứ ba kể từ sau Tết Nguyên đán 2020, khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Giao thông Vận tải như đường bộ và hàng không. Các doanh nghiệp đã tự xây dựng nhiều kịch bản để giữ mục tiêu tăng trưởng. Cùng đó ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Ngân hàng không tăng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch virus Corona

Hương Nguyễn |

"Ngân hàng nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nếu thật sự có khó khăn, ảnh hưởng do dịch bệnh virus Corona. Vì vậy, thời điểm này, các ngân hàng thương mại quán triệt không tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động, dù trong điều kiện thanh khoản đang tốt", Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú cho biết.