Góp ý Quy hoạch Điện VIII: 10 năm tới không phát triển dự án điện than mới

Cường Ngô |

Các Liên minh về năng lượng kiến nghị Bộ Công Thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.

Cần xem xét lại tính khả thi và hệ lụy của kế hoạch tiếp tục phát triển điện than mới

Ngày 2.3, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã gửi Thư kiến nghị góp ý cho Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII) đến Bộ Công Thương theo đúng quy trình góp ý.

Đồng thời, 3 Liên minh cũng chia sẻ thư kiến nghị đến lãnh đạo của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh, thành phố có liên quan tới các dự án điện được quy hoạch trong dự thảo QHĐ VIII.

Theo theo góp ý, về tổng quan, so với QHĐ VII điều chỉnh, QHĐ VIII tại mốc 2030 đã có một số thay đổi lớn: loại bỏ 5.000 MW điện than, 29.8000 MW điện than còn lại được phát triển từ 2021 kéo dài tới 2045; tăng tỷ trọng đóng góp của năng lượng tái tạo từ 21% lên 32.5%.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 là dự án điện than lớn nhất nằm trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bản dự thảo, các Liên minh nhận định dự thảo quy hoạch vẫn có một số điểm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Cụ thể: Những khó khăn và tồn tại của điện than trong thời gian qua cho thấy cần xem xét lại tính khả thi và hệ lụy của kế hoạch tiếp tục phát triển điện than mới, đặc biệt trong giai đoạn 10 năm tới.

Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, tích trữ năng lượng) chưa được chú trọng phát triển trong 10 năm tới so với tiềm năng và cơ hội hiện có và cũng chưa thể hiện được sự đột phá chính sách với lĩnh vực mới này.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa có phương án huy động vốn cụ thể và đề xuất xem xét cấp bảo lãnh chính phủ cho các dự án BOT là không hợp lý; lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh tiếp tục bị đẩy lùi…

Rủi ro khi nhập khẩu than, khí

Theo thư kiến nghị, một số thông tin và dữ liệu trong bản thuyết minh và phụ lục đang không có sự thống nhất.

Cụ thể, theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị: “Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới”; đồng thời từ bài học của giai đoạn quy hoạch trước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh COVID-19 đòi hỏi các quốc gia hướng tới phục hồi xanh, Quy hoạch Điện VIII cần đưa ra những giải pháp khả thi, đột phá, bám sát và khai thác cơ hội từ những xu thế mới, để dự báo, định hướng phát triển ngành điện theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ đặt Việt Nam ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tăng thêm rủi ro khi Việt Nam đứng trước nguy cơ phải phụ thuộc vào nguồn cấp vốn duy nhất là Trung Quốc.

Ngoài ra, việc gia tăng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu than, khí cho phát điện sẽ đặt ra nhiều rủi ro với an ninh năng lượng quốc gia.

Trong khi đó, tiềm năng của năng lượng tái tạo lại chưa được tận dụng đúng mức (tổng công suất huy động của năng lượng tái tạo chỉ chiếm 4% vào năm 2030) và nguồn vốn cho loại hình năng lượng này lại khá đa dạng, từ nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Vì vậy, các Liên minh kiến nghị Bộ Công Thương không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới, thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Mỗi năm cần gần 13 tỉ USD cho ngành điện: Tiền đâu để đầu tư?

Cường Ngô |

Theo Quy hoạch Điện VIII, giai đoạn 2031 – 2045, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỉ USD. Để có tiền đầu tư điện trong thời gian tới, các chuyên gia năng lượng cho rằng, vốn do Nhà nước đầu tư chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 80% phải đi vay từ các quỹ, tổ chức tín dụng trong nước và thế giới.

Bộ Công Thương đang xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án điện mặt trời

Cường Ngô |

Sau thông tin của Báo Lao Động liên quan đến cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo "giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý và thực hiện". Bộ Công Thương cho biết, đang nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

Vì sao Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than ở Bình Thuận?

Cường Ngô |

Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi đã quyết định rút khỏi dự án Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại về biến đổi khí hậu, theo tạp chí Nikkei Asia. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng đã xác nhận thông tin này.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Mỗi năm cần gần 13 tỉ USD cho ngành điện: Tiền đâu để đầu tư?

Cường Ngô |

Theo Quy hoạch Điện VIII, giai đoạn 2031 – 2045, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỉ USD. Để có tiền đầu tư điện trong thời gian tới, các chuyên gia năng lượng cho rằng, vốn do Nhà nước đầu tư chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 80% phải đi vay từ các quỹ, tổ chức tín dụng trong nước và thế giới.

Bộ Công Thương đang xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án điện mặt trời

Cường Ngô |

Sau thông tin của Báo Lao Động liên quan đến cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo "giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý và thực hiện". Bộ Công Thương cho biết, đang nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

Vì sao Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than ở Bình Thuận?

Cường Ngô |

Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi đã quyết định rút khỏi dự án Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận trong bối cảnh quốc tế ngày càng lo ngại về biến đổi khí hậu, theo tạp chí Nikkei Asia. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng đã xác nhận thông tin này.