Giám đốc dự án PCI: "Chúng tôi sẽ rà soát các chỉ tiêu để sửa đổi, bổ sung"

NHÓM PV |

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI - đã có những chia sẻ thẳng thắn sau loạt bài viết của Báo Lao Động về những bất cập của Chỉ số năng lực cạnh tranh.

Rà soát, cải thiện chỉ số sau những góp ý

Trao đổi với PV, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh rằng, không xem Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) hiện tại do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng là một chỉ số đã hoàn hảo và việc cải thiện nó vẫn cần thiết phải diễn ra.

"Chúng tôi luôn mong muốn các địa phương, các ngành và các chuyên gia góp ý cho mình. Khi nhóm nghiên cứu họp, những vấn đề đó sẽ được đưa ra để thảo luận và cân nhắc. Rà soát về phương pháp được tiến hành định kỳ chứ không phải dừng lại.

Bên cạnh đó, do môi trường kinh doanh các tỉnh thay đổi rất nhanh nên khoảng 4 năm 1 lần, chúng tôi sẽ rà soát các chỉ tiêu để sửa đổi, bổ sung" - ông Đậu Anh Tuấn nói.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI. Ảnh: LD.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI. Ảnh: LD

Giám đốc dự án PCI cũng cho biết, quan điểm về chuyện phải xếp cuối trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh: "Chúng tôi có thể hiểu được rằng khi địa phương xếp cuối sẽ phải chịu sức ép lớn. Nhưng bảng xếp hạng không phải là mục tiêu, PCI thực ra là một công cụ để giúp cho các tỉnh. Cái đích cuối cùng là sự hài hòng người dân, doanh nghiệp".

Suốt cuộc trao đổi với PV, ông Đậu Anh Tuấn nhiều lần khẳng định rằng, PCI chỉ là một công cụ cố gắng đo đếm, đo lường chất lượng điều hành, trao quyền cho người dân, doanh nghiệp nói lên tiếng nói của mình.

"Tôi luôn luôn dị ứng với việc các tỉnh đặt mục tiêu phải nâng bao nhiêu thứ hạng về chỉ số PCI" - ông Đậu Anh Tuấn nói.

PCI có thể sẽ phải dừng lại

Trả lời câu hỏi của PV về việc VCCI là đơn vị xây dựng và công bố bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nhưng có cơ quan hay tổ chức nào thẩm định về tính chính xác của các kết quả công bố?

Ông Đậu Anh Tuấn trả lời: "Người thẩm định quan trọng nhất là người dùng, mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau".

Về vấn đề liệu VCCI có xem xét đổi tên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sau khi có những phản hồi tên gọi chưa thực sự phù hợp, ông Tuấn cho hay: "Thực ra thì khi bắt đầu thực hiện PCI năm 2005 thì đến 2008 - 2009 đã có nhưng thảo luận về vấn đề này. Khi đó đề xuất nhiều phương án. Nhưng khi đã có thương hiệu nhất định rồi, thì thay đổi để làm gì".

Hỉnh ảnh tại buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021. Ảnh chụp màn hình
Hỉnh ảnh tại buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021. Ảnh chụp màn hình

Đáng chú ý, ông Tuấn cũng chia sẻ thêm, dự án PCI cũng đang gặp khó khăn trong việc có nguồn lực để duy trì.

"Nguồn lực thực hiện cái này cực kỳ vất vả. Bởi hiện nay, VCCI không có nguồn ngân sách để thực hiện. Để thực hiện một điều tra doanh nghiệp chất lượng cao với quy trình phức tạp tốn rất nhiều tiền.

Mọi dự án cũng phải kết thức thôi. 17-18 năm rồi, cho nên nguồn lực để duy trì chương trình này đang là một thách thức. Hiện nay, chúng tôi đang huy động tài trợ tư nhân".

Trước đó, Báo Lao Động đăng tải loạt bài viết về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nói về Sự thiệt thòi của nhóm bét bảng  và Loạt nhược điểm trong cách thức chấm.

Theo đó, trong 5 năm gần nhất, những tỉnh, thành xếp bét bảng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ý kiến cho rằng chỉ số này đang gây bất lợi với một số địa phương. Phân tính cho biết, có mối tương quan khá chặt chẽ giữa chất lượng điều hành kinh tế và chất lượng cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, có những chỉ tiêu như chỉ tiêu “Thủ tục để được giảm giá thuê mặt bằng tại khu/cụm công nghiệp là dễ thực hiện” hay “Điểm thi trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT (Bộ GDĐT) đưa vào chấm điểm được cho không thực sự hợp lý.

Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index). Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Chỉ số này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số Năng lực cạnh tranh PCI: Loạt nhược điểm trong cách thức chấm

NHÓM PV |

Một số chỉ tiêu trong công thức tính Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được địa phương phản hồi là bất hợp lý, không phù hợp. Bộ chỉ số này cũng được chỉ ra với hàng loạt bất cập sau 17 năm xây dựng và công bố.

Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI: Sự thiệt thòi của nhóm bét bảng

NHÓM PV |

Trong 5 năm gần nhất, những tỉnh, thành xếp bét bảng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ý kiến cho rằng chỉ số này đang gây bất lợi với một số địa phương.

Chuyển tư duy từ “cho phép”, “cấp phép” sang “phục vụ” để nâng chỉ số PCI

Hoàng Dung |

Kiên Giang - Ngày 22.8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh PCI: Loạt nhược điểm trong cách thức chấm

NHÓM PV |

Một số chỉ tiêu trong công thức tính Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được địa phương phản hồi là bất hợp lý, không phù hợp. Bộ chỉ số này cũng được chỉ ra với hàng loạt bất cập sau 17 năm xây dựng và công bố.

Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI: Sự thiệt thòi của nhóm bét bảng

NHÓM PV |

Trong 5 năm gần nhất, những tỉnh, thành xếp bét bảng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ý kiến cho rằng chỉ số này đang gây bất lợi với một số địa phương.

Chuyển tư duy từ “cho phép”, “cấp phép” sang “phục vụ” để nâng chỉ số PCI

Hoàng Dung |

Kiên Giang - Ngày 22.8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2022.