Giải pháp “rắn” để tăng trưởng GDP quý II giữa dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Theo các chuyên gia kinh tế, tăng trưởng GDP quý I/2020 ở mức 3,82% là đáng khích lệ khi dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng toàn cầu. Cần tìm giải pháp để giữ vững tăng trưởng trong quý II và cả năm 2020.

Đặt mục tiêu sức khỏe người dân lên hàng đầu

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 lan rộng đã khiến kinh tế  thế giới tăng trưởng chậm. “Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu (EU), Nhật Bản đều đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, mức tăng trưởng 3,82% trong quý I là không quá tệ, không thể gây ra đà giảm tốc”.

Thực tế, tăng trưởng GDP quý I có thể đạt mức cao hơn nếu ưu tiên sản xuất kinh doanh được đặt lên trên mục tiêu chống dịch. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã ưu tiên hàng đầu về tính mạng và sức khỏe của người dân.  Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – TS Nguyễn Bích Lâm, một mặt nâng cao cấp độ ứng phó với dịch bệnh COVID-19, đồng thời đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam đã không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.

"Điều này cho thấy hiệu quả trong việc chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như toàn thể cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước"-TS Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Thúc đẩy tăng trưởng GDP quý II và cả năm 2020

Nhận định về tình hình kinh tế quý II/2020, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhận định về những “mảng xám” trong bức tranh kinh tế toàn cầu.

“Dịch COVID-19 có thể sẽ diễn biến xấu hơn, lan rộng ra nhiều nước hơn nữa, tác động đến nhiều mặt sản xuất kinh doanh, dịch vụ. GDP các nước có thể giảm sâu và Việt Nam không loại trừ khả năng tăng trưởng sẽ giảm sâu. Vì vậy, giữ được mức tăng trưởng GDP quý II tương đương quý I/2020 đã là thành công” – TS Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến.

TS Nguyễn Bích Lâm cũng nêu những khó khăn thách thức trong quá trình thực hiện các giải pháp để đạt tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2020. Theo đó, ngoài các chính sách tài chính, tài khóa, các bước cải cách hành chính cũng cần thực hiện triệt để, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

“Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải khống chế được dịch bệnh COVID-19, bên cạnh đó, cần giám sát thực hiện các chính sách mà Chính phủ đã ban hành. Cụ thể như, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỉ đồng, thì cần có chính sách giám sát khâu thực thi để các doanh nghiệp thực sự tiếp cận được nguồn vốn này” – chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long nêu ý kiến.

Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến xấu, có thể bơm thêm tiền cho doanh nghiệp, đưa ra gói hỗ trợ tín dụng cho người lao động, thậm chí, nếu cần thiết có thể in thêm tiền.

"Có như vậy mới giúp doanh nghiệp trụ vững, người lao động có đủ chi tiêu cơ bản để tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua thời kỳ dịch bệnh để bắt tay vào đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế"-TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng GDP quý I/2020 đạt 3,82% là thành công

Kim Khánh |

Chiều 27.3.2020, Tổng cục Thống kê công bố: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, cộng đồng chung Châu Âu (EU) đang trong tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030: Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đột phá

thông chí |

Vào tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 1.2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

GDP 2019 tăng trưởng vượt dự báo, đạt trên 7%

T.CHÍ |

Tổng cục Thống kê chiều 27.12 họp báo công bố các số liệu kinh tế tháng 12 và cả năm 2019 cho biết GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Tăng trưởng GDP quý I/2020 đạt 3,82% là thành công

Kim Khánh |

Chiều 27.3.2020, Tổng cục Thống kê công bố: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, cộng đồng chung Châu Âu (EU) đang trong tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030: Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đột phá

thông chí |

Vào tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 1.2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

GDP 2019 tăng trưởng vượt dự báo, đạt trên 7%

T.CHÍ |

Tổng cục Thống kê chiều 27.12 họp báo công bố các số liệu kinh tế tháng 12 và cả năm 2019 cho biết GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%.