Giải pháp nào để nợ công trở thành công cụ thúc đẩy phát triển?

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư) |

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong năm 2017, nhưng năm 2018 vẫn đang được dự báo là năm có tỉ lệ công cao nhất. Làm thế nào để “huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công. Quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia, không để nợ công là gánh nặng mà phải là công cụ thúc đẩy phát triển” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là bài toán đòi hỏi những giải pháp tổng thể từ ngắn hạn tới dài hạn.

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG
PGS-TS TRẦN KIM CHUNG

Thực trạng nợ công của Việt Nam

Theo các báo cáo chính thức, tổng nợ công so với GDP đã giảm. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2017, tỉ lệ nợ công trên GDP đã tăng rất nhanh, từ 54,9% năm 2011 lên 61% năm 2015. Tuy nhiên, sang năm 2016 sau khi lên tới khoảng 64,5% GDP (gần chạm trần) nợ công đã giảm xuống và đến ngày 31.12.2017 chỉ còn khoảng 61%. Tuy nhiên, năm 2018 vẫn đang được dự báo là năm có tỉ lệ công cao nhất.

Cùng với đó, sức ép nợ trực tiếp phải trả đã cao, có năm trên 25% thu ngân sách - vượt quá trần cho phép, nên không thể nới trần nợ công trong khi việc huy động thuế và phí năm 2017 chỉ còn 19,2% GDP, giảm sâu so với những năm trước (có những năm lên đến 27-28% GDP). Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách năm 2017 là 2,3% GDP, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 3,5% GDP và cơ cấu nợ chuyển biên thuận lợi. Nợ nước ngoài giảm xuống còn 45,2% GDP.

Đến hết năm 2017, tổng nợ Chính phủ vào khoảng 2,59 triệu tỉ đồng (51,8% GDP) và nợ được Chính phủ bảo lãnh khoảng 498.000 tỉ đồng, nợ địa phương 39.600 tỉ. Bên cạnh đó, thặng dư xuất nhập khẩu 2,3 tỉ USD, tạo nguồn lực cho cân đối tổng thể cán cân ngoại thương và gián tiếp hỗ trợ cho nợ công.

Ngoài ra, những điều chỉnh về chính sách và quản lý điều hành đã tạo ra những dấu hiệu tích cực trong đó cơ sở cho tiến bộ về nợ công, kỷ luật nợ công được thực hiện khá triệt để. Trong thời gian qua, Chính phủ kiên định thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đồng thời kiên quyết không đặt vấn đề nâng trần nợ công. Về phần mình, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý nợ công sửa đổi trong đó thống nhất từ 3 đầu mối quản lý nợ công về một đầu mối là Bộ Tài chính đồng thời khẳng định thực hiện theo quy định của Luật Quản lý nợ công nếu các luật khác có quy định khác về vấn đề nợ công. Ngoài ra, hạn chế tối đa việc cấp mới các bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới và thực hiện nghiêm việc chi tiêu ngân sách hướng tới giảm bội chi.

Để nợ công trở thành công cụ thúc đẩy phát triển

Để đảm bảo xử lý được vấn đề nợ công một cách hiệu quả, bền vững, cần phối hợp cả các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, cả phía cung và phía cầu.

Về ngắn hạn, cần xem xét tính toán các khu vực phi chính quy để đưa vào GDP hướng tới mở rộng quy mô GDP từ đó, tính toán lại tỉ lệ nợ công. Nếu còn dư địa, có thể tăng nguồn vay ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhưng không làm vượt trần nợ công và nợ nước ngoài.

Tiếp đến, cần kiểm soát việc tăng vốn vay. Chỉ chi tiêu nếu đã có nguồn thực; gắn trách nhiệm vay - trả nợ trực tiếp với người ra quyết định đầu tư và tiêu dùng; không phát sinh nợ vay nếu không có phương án trả nợ khả thi; không vay cho tiêu dùng đồng thời giảm thiểu những dự án đầu tư công vào không tạo ra năng lực sản xuất.

Bên cạnh đó, cần tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, không để tình trạng quá hạn trả nợ. Tăng cường kiểm soát các khoản vay về cho vay lại; hạn chế tối đa các khoản vay từ nước ngoài, thay bằng vay trong nước; tập trung các nguồn để trả nợ, nhất là nợ nước ngoài đến hạn; kiểm soát việc bảo lãnh tín dụng cho DNNN. Ngoài ra, cần giảm chi ngân sách hiệu quả bằng cách giảm chi thường xuyên thông qua việc cơ cấu lại bộ máy, tinh giản biên chế; giảm thiểu khởi công các công trình đầu tư có tính chất tiêu dùng; giảm chi bù lỗ DNNN; nâng cao hiệu quả đầu tư công để giảm tổng mức đầu tư, nâng cao đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm bội chi. Cùng với đó cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chế tài các dự án đầu tư công. Kiên quyết đình hoãn, dãn tiến độ, thậm chí dừng dự án nếu không đảm bảo các điều kiện, yêu cầu tiêu chí đặt ra.

Về dài hạn, thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công và đặc biệt là Luật Quản lý nợ công để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản với Luật NSNN; Luật Đầu tư công; Luật Kiểm toán nhà nước 2015; Luật Thống kê. Thứ hai, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ thống thu ngân sách hiện hành; cải thiện môi trường kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất và nhà ở; tăng cường hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh, giảm thất thoát. Thứ ba, đa dạng hóa nguồn nợ nước ngoài: Không quy nợ nước ngoài về một đồng ngoại tệ; theo sát diễn biến thị trường ngoại hối để có phản ứng thích hợp đối với nợ nước ngoài; từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước. Thứ tư, cần nghiên cứu, ban hành hệ tiêu chí ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư công và đánh giá dự án đầu tư công. Tập trung nguồn lực đầu tư công cho các dự án đáp ứng tiêu chí lựa chọn và đem lại hiệu quả thiết thực. Không phê duyệt dự án đầu tư công nếu chưa có các đánh giá và soát xét cần thiết. Thứ năm, từng bước đưa chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng dự án đầu tư công vào dự trù kinh phí của dự án đầu tư công.

Trên thực tế, nợ công là một vấn đề thường gặp của các quốc gia đang phát triển và quản lý nhà nước về nợ công là quản lý các khoản thiếu hụt của kinh tế vĩ mô. Đối với một nền kinh tế đã bước vào giai đoạn có thu nhập trung bình (thấp), phát triển nền kinh tế gắn liền với việc thu hẹp và tiến đến xóa bỏ được các khoản nợ công. Tuy nhiên, để thành công, cần có chiến lược dài hạn và kế hoạch trung hạn, ngắn hạn đủ tốt, khả thi và được kiểm soát chặt chẽ.

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư)
TIN LIÊN QUAN

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.