Giải pháp hỗ trợ đạt tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

Vũ Long (thực hiện) |

PGS TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ với Lao Động về các giải pháp trụ cột có thể giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID-19.

PGS TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng Việt Nam có độ mở kinh tế rất lớn (khoảng 200%) cho nên kinh tế đối ngoại chi phối đáng kể đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ gắn với chính sách tài khóa nới lỏng và chuỗi cung ứng ngắn để vừa kháng cự hiệu quả với đà suy giảm kinh tế trong đại dịch, đồng thời tích lũy nguồn lực cần thiết để thúc đẩy khả năng bùng nổ kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Xin PGS nói rõ hơn về mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ?

- Mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ là phương thức tổ chức giao dịch thương mại và đầu tư giữa các chủ chủ thể kinh tế hay tác nhân kinh doanh của một nước với đối tác nước ngoài tại chỗ không phải trực tiếp ra nước ngoài; cách thức tổ chức như phương thức xuất khẩu tại chỗ, tức là bán hàng cho người nước ngoài khi họ đang ở Việt nam. Khi lượng người nước ngoài tăng lên, giả định có 1 triệu người với mức độ mua hàng khiêm tốn 1.000 USD/năm, thì đã có con số 1 tỉ USD. Đó là chưa kể du khách quốc tế đến du lịch tiêu dùng còn nhiều hơn hoặc các nhà đầu tư và gia đình lưu trú lâu này có thể tiêu dùng gấp hàng chục lần.

Trong điều kiện toàn cầu hóa cao độ được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh toàn cầu, mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ càng được khai thác hiệu quả và đa dạng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, cần làm gì để hoạt động thương mại vẫn được duy trì, thưa PGS?

- Việc kết nối với các nhà cung ứng trong nước hoặc các nhà cung ứng trong ASEAN như Việt Nam nhập khẩu lô lợn thịt đầu tiên từ Thái Lan cho thấy đã có lối thoát về chuỗi cung ứng ngắn so với nhập khẩu thịt lợn từ Nga có khoảng cách xa và chi phí vận chuyển không nhỏ. Việt Nam đã xuất khẩu thành công lô quả vải đầu tiên sang Nhật Bản và Singapore bằng đường hàng không. Đây chính là mô hình chuỗi cung ứng ngắn được hình thành trong giai đoạn đại dịch, thay thế cho chuỗi cung ứng dài đang bị gián đoạn.

Thưa PGS, tại một hội thảo gần đây ông có nói về chính sách tài khóa rộng là giải pháp giúp kinh tế Việt Nam chống chọi với sự suy giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?

- Thông thường, chính sách tài khóa rộng làm tăng tổng cầu và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn nếu lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, tỉ giá ổn định và cung tiền tệ (tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng-PV duy trì hợp lý.

Thông thường chính sách tài khóa thường có độ trễ nhất định ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để thông qua kế hoạch chi tiêu của chính phủ nên việc điều chỉnh chính sách tài khóa khó có thể nhanh chóng và tác động tức thời thậm chí đột biến như chính sách tiền tệ.

Trong điều kiện có sự thay đổi về điều kiện vận hành nền kinh tế như thực hiện cách ly tạm thời, giãn cách xã hội, tạm hoãn các giao dịch kết nối trực tiếp quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế, có thể kết hợp cả 3 yếu tố gồm mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ, tài khóa rộng và chuỗi cung ứng ngắn để chặn đà suy giảm kinh tế và tích lũy nguồn lực vượt qua đại dịch COVID-19

- Xin cảm ơn PGS!

Vũ Long (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.

Đà Nẵng: 2 kịch bản cuối năm dự báo kinh tế tăng trưởng âm

Hữu Long |

Cho dù có nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.Đà Nẵng năm 2020, nhưng tất cả đều dự kiến GRDP giảm so với năm 2019.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.

Đà Nẵng: 2 kịch bản cuối năm dự báo kinh tế tăng trưởng âm

Hữu Long |

Cho dù có nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.Đà Nẵng năm 2020, nhưng tất cả đều dự kiến GRDP giảm so với năm 2019.