Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng rất bấp bênh, dù "tiền không thiếu"

Cường Ngô |

Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề giải ngân đầu tư công trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra sáng 17.12, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng, đầu tư công là kênh quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, thời gian qua, việc giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa đạt như kỳ vọng.

"Tiền sẵn sàng, không thiếu" nhưng kế hoạch giải ngân vẫn không đáp ứng được yêu cầu

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, với cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng 53,8% cho thấy việc này rất bấp bênh. "Đây không phải vấn đề mới, mà đã bàn, nói nhiều nhưng chưa được giải quyết căn cơ”, ông Hưng nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, kế hoạch đầu tư công năm 2022 thực hiện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thay đổi nhanh, mạnh cùng những yếu tố mới xuất hiện, nằm ngoài dự báo.

Số vốn cần giải ngân khá lớn, tăng 26% (120.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2021, trong khi chịu nhiều tác động bên ngoài từ giá nguyên nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế... tăng cao.

Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỉ đồng so với kế hoạch 2021.

Hội thảo chuyên đề 3 về gỡ khó đầu tư công. Ảnh: C.N
Hội thảo chuyên đề 3 về gỡ khó đầu tư công. Ảnh: C.N

Nêu ý kiến về bất cập tỉ lệ giải ngân đầu tư công, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp dẫn lại việc Bộ Tài chính cũng nói "tiền sẵn sàng, không thiếu" nhưng kế hoạch giải ngân vẫn không đáp ứng được yêu cầu.

"Dù số vốn tuyệt đối chi ra cao hơn năm 2021 nhưng tỉ lệ giải ngân mới đạt 58,3%. Như vậy so với mong muốn chưa đạt. Đây thực sự là việc rất đáng ngạc nhiên, vì sao có tiền mà chưa tiêu được?", ông Hiệp đặt câu hỏi.

Từ góc độ nhà thầu, ông Hiệp cho rằng, thủ tục đầu tư và thanh quyết toán của các dự án còn có một số vấn đề cần khắc phục, tháo gỡ.

Ông lấy ví dụ về công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế thanh toán, việc chuẩn bị hồ sơ dự án khảo sát, thiết kế dự toán... còn sơ sài, chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng nên đang là một khó khăn cho việc triển khai.

"Từ chỗ hồ sơ khảo sát thiết kế chuẩn bị dự án còn sai lệch, nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có thay đổi, phát sinh. Mà đã có phát sinh thì thủ tục thanh toán lại trở lên phức tạp, mất thời gian, các chủ đầu tư đều ngần ngại xử lý.

Do đó, chúng tôi cho rằng, cần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh hơn nữa khâu chuẩn bị dự án và có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các ban quản lý dự án, chủ đầu tư trong việc ký thanh toán và xử lý phát sinh để tạo điều kiện cho các nhà thầu", ông nói.

Cơ chế chọn thầu, xét thầu để làm sân bay Long Thành còn rất lúng túng

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, nhà thầu - lực lượng cuối cùng sử dụng vốn đầu tư công - đang gặp rất nhiều vướng mắc. Cụ thể đơn giá định mức không phù hợp thực tế khiến nhà thầu quá thua thiệt. Ví dụ đắp nền đường, Nhà nước quy định 16.000 đồng/m3 nhưng thuê thực tế 30.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm 30.000 đồng nhưng thực tế 120.000 đồng...

Đặc biệt đơn giá nhân công cũng bất hợp lý do các thông số thanh toán dựa trên hệ thống tiền lương cơ bản 2019 nên cho đến nay đơn giá nhân công sai lệch rất lớn so với thực tế.

Ví dụ, đơn giá nhân công 3.5/7 nhóm 2 là 235.000 đồng mỗi công, trong khi đơn giá thuê khoán hiện nay khoảng 450.000- 600.000 đồng mỗi ngày;

Hoặc đơn giá lương kỹ sư bậc 2 là 6 triệu đồng/tháng, trong khi thực tế khoảng 20 triệu. Sắp tới nếu hệ thống tiền lương được cải tiến thì việc thay đổi đơn giá tiền lương cho công trường càng cần gấp rút hơn.

Ông cũng lấy thêm ví dụ có nhà thầu như Vinaconex vừa bắt đầu triển khai gói thầu cao tốc Mai Sơn - Quế Lộ khi so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế phải triển khai đã thấy chắc sẽ phải lỗ khoảng 40% nhưng không làm thì không có việc cho cán bộ công nhân viên.

Hiện nay, theo quy định chỉ định thầu - các gói thầu được chỉ định ở giai đoạn 2 đều phải tiết kiệm cắt giảm 5% so với dự toán gói thầu! Đây cũng sẽ là một khó khăn nữa cho các nhà thầu trong việc tính toán chi phí vì bản thân các đơn giá định mức đã thấp và thiếu hụt như vậy nay lại tiết kiệm thêm 5% sẽ là khó chồng thêm khó.

Từ đó ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất các cơ chế tháo gỡ khó khăn giải quyết ngay đơn giá định mức trong quý 1/2023.

Ông Hiệp dẫn chứng sân bay Long Thành triển khai trong năm 2023 là dự án rất lớn nhưng cơ chế chọn thầu, xét thầu còn rất lúng túng. Ban đầu đưa ra cơ chế dự thầu phải đủ tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nhưng Việt Nam chưa có sân bay mới nào công suất 25 triệu khách/năm.

Nếu lấy tiêu chí này thì không doanh nghiệp trong nước nào làm được, chỉ doanh nghiệp nước ngoài triển khai được nhưng họ cũng không thể làm theo đơn giá Việt Nam. Hiệp hội đã kiến nghị với ACV để “chúng ta không tự trói chân trói tay mình”.

Ông nhấn mạnh thêm việc thi công sân bay không quá khó với doanh nghiệp Việt Nam. Như tòa Landmark 81 tầng trước đây, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm nhưng rất tiếc lúc đó Việt Nam chưa có nhà thầu nào xây được tòa nhà 81 tầng.

"Kết quả, chủ đầu tư vẫn chọn nhà thầu Việt Nam là Coteccons, kết quả thi công rất tốt, đảm bảo không xảy ra vấn đề nào. Nên lấy kinh nghiệm này để áp dụng cho sân bay Long Thành, làm sao để phát huy được sức mạnh của nhà thầu Việt Nam", ông Hiệp nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng về ngân sách và đầu tư công

NGUYÊN ANH |

Đây là những nghị quyết quan trọng, là cơ sở pháp lý để thực hiện phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2021, dự toán thu - chi ngân sách và phân bổ chi ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Kiên Giang.

Nêu cao vai trò người đứng đầu, siết chặt kỷ cương giải ngân đầu tư công

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các đơn vị trong Tổ công tác số 1 cần siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, nêu cao vai trò người đứng đầu, lãnh đạo tất cả các cấp, bộ, ngành, địa phương.

Tiền Giang: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 81,9% kế hoạch

Thành Nhân |

Tổng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh Tiền Giang là 4.956,278 tỉ đồng. Tính đến ngày 30.11.2022, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 4.058,963 tỉ đồng, đạt 81,9% kế hoạch.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kiên Giang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng về ngân sách và đầu tư công

NGUYÊN ANH |

Đây là những nghị quyết quan trọng, là cơ sở pháp lý để thực hiện phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2021, dự toán thu - chi ngân sách và phân bổ chi ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Kiên Giang.

Nêu cao vai trò người đứng đầu, siết chặt kỷ cương giải ngân đầu tư công

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các đơn vị trong Tổ công tác số 1 cần siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, nêu cao vai trò người đứng đầu, lãnh đạo tất cả các cấp, bộ, ngành, địa phương.

Tiền Giang: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 81,9% kế hoạch

Thành Nhân |

Tổng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh Tiền Giang là 4.956,278 tỉ đồng. Tính đến ngày 30.11.2022, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 4.058,963 tỉ đồng, đạt 81,9% kế hoạch.