Giá phân bón tăng cao, nhà nông Miền Tây thua lỗ nặng

HỔ THẢO |

Giá phân bón đang ở mức cao trong khi giá nông sản đi xuống đẩy nhiều nông dân Miền Tây rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

Ông Trần Văn Cần - nông dân ở xã Trường Long (huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ - cho biết: Năm vừa rồi ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giá phân bón tăng liên tục. Sang năm 2022, giá phân bón chẳng những không hạ nhiệt mà tiếp tục tăng. Mới đây đã tăng lên bình quân từ 50.000 - 200.000đ/bao, cao nhất là phân Urê.

“Nhà tôi có 15 công (1 công = 1.000㎡) đất trồng mít Thái, lúc ra bông đến thu hoạch là 6 tháng, để trái đủ tiêu chuẩn bán phải đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu. Qua 3 đợt bón phân, chi phí cho 1 năm là 100 triệu tiền phân bón, chưa kể tiền nhân công. Hiện tại mít Thái rớt giá từ 5.000 - 8.000đ/kg, thậm chí không có người mua. Tính sơ sơ năm nay tui lỗ 80 triệu chi phí tiền phân bón” - ông Cần cho biết.

 
Ông Trần Văn Cần: Tính sơ sơ, năm nay lỗ 80 triệu chi phí tiền phân bón.

Không chỉ nhà vườn thua lỗ, giá phân tăng kỷ lục cũng khiến nông dân trồng lúa lâm vào cảnh khó khăn.

“Không biết tiền đâu trả cho đại lý, mấy ngày nay đại lý gọi tôi chưa dám nhấc máy, nếu tăng thế này nông dân làm gì ăn” - nông dân Nguyễn Phước Tượng, ngụ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, than thở.

Đôi mắt đượm buồn nhìn ra cánh đồng, ông Tượng cho biết, nhà ông có tất cả 12 công ruộng. Lúa đã đến kỳ thu hoạch vụ đông xuân nhưng chưa ai đến mua. Với giá lúa và năng suất hiện tại, 12 công lúa của ông Tượng, nếu cân cho “cò” lúa được gần 42 triệu, trong khi tiền phân bón từ đầu mùa vụ đến nay đã hết 80 triệu. Trong khi mọi năm thời điểm chưa tăng giá, chi phí phân bón ông bỏ ra chưa bằng một nửa.

Ông Nguyễn Thanh Thiện - đại lý chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ) - cho biết: “Tôi kinh doanh phân bón 20 năm nay, chưa từng thấy ế ẩm như vậy. Nếu tính từ năm 2020 đến hiện tại, giá phân đang cao nhất  trong lịch sử”.

Theo ông Thiện, với giá phân bón hiện tại, không chỉ nông dân thua lỗ nặng mà đại lý cũng gặp không ít khó khăn.

Thứ nhất, đại lý đa số bán gối đầu cho nông dân, đến kỳ thu hoạch thanh toán tiền sau; nhưng giá phân tăng, nông dân không đủ tiền thanh toán, đại lý không thu được kéo theo không đủ để trả công ty, có nguy cơ đại lý của ông không cầm cự nổi, do thiếu hụt vốn.

Thứ hai, tình trạng phân bón tăng giá liên tục mang tâm lý bất an cho nông dân, không còn mặn mà sản xuất nên đại lý cũng ế ẩm.

 
Giá phân ở Miền Tây chưa hạ nhiệt, nhiều nông dân thua lỗ nặng.

Theo một số đại lý chuyên kinh doanh phân bón, nguyên nhân tăng giá được các công ty cung cấp lý giải do giá xăng tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng nên điều chỉnh giá bán. Thứ 2 do nguồn cung nguyên liệu sản xuất tăng giá, khan hiếm đầu vào, thậm chí được lý giải do ảnh hưởng tình hình chiến sự Nga và Ukraine.

Theo giá phân bón trên thị trường hiện nay, trung bình 8 loại phân đều tăng: Ure dẫn đầu danh sách với mức tăng 46 USD so với tuần trước đó lên 1.022USD/tấn, tương đương với mức tăng 5%. Tiếp đó là MAP, UAN 28 cùng mức tăng 2,4% lên 1.045 USD/tấn và 637 USD/tấn. DAP, kali, phân lót 10-34-0 và UAN32 tăng quanh 2%, lên lần lượt 1.033 USD/tấn, 868 USD/tấn, 896 USD/tấn và 711 USD/tấn. Phân khô nhích lên 3 USD/tấn và giao dịch ở 1.526 USD/tấn.

HỔ THẢO
TIN LIÊN QUAN

Miền Tây: Hàng giả, hàng nhái bán nhan nhản ở chợ

HỒ THẢO |

Miền Tây - Ngoài phân bón giả, ống nhựa giả, hiện thiết bị điện, dụng cụ cầm tay không rõ nguồn gốc, xuất xứ với nhãn mác, mẫu mã không khác hàng thật bày bán khắp nơi.

Mít Thái rớt giá bán không ai mua, nhà vườn miền Tây như ngồi trên lửa

Hồ Thảo |

Nông dân Miền Tây lo lắng vì giá mít Thái thời điểm hiện tại chỉ còn từ 5.000 đồng - 8.000 đồng/kg, thậm chí không ai đến mua. Nhiều nhà vườn than thở, tiếc của và thua lỗ vì loại nông sản này.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Miền Tây: Hàng giả, hàng nhái bán nhan nhản ở chợ

HỒ THẢO |

Miền Tây - Ngoài phân bón giả, ống nhựa giả, hiện thiết bị điện, dụng cụ cầm tay không rõ nguồn gốc, xuất xứ với nhãn mác, mẫu mã không khác hàng thật bày bán khắp nơi.

Mít Thái rớt giá bán không ai mua, nhà vườn miền Tây như ngồi trên lửa

Hồ Thảo |

Nông dân Miền Tây lo lắng vì giá mít Thái thời điểm hiện tại chỉ còn từ 5.000 đồng - 8.000 đồng/kg, thậm chí không ai đến mua. Nhiều nhà vườn than thở, tiếc của và thua lỗ vì loại nông sản này.