Giá bán thấp, người nuôi tôm chưa thả nuôi đợt mới

HOÀNG LỘC |

Nhiều người nuôi tôm thẻ ở tỉnh Trà Vinh chưa thả nuôi sau thu hoạch vì thời tiết bất lợi và lo lắng vì giá tôm giảm từ 20 – 30% trong nhiều tháng qua.

Lo lắng vì giá tôm thấp

Như trường hợp của anh Nguyễn Minh Trung (sinh năm 1991 ở, Khóm Long Thạnh, Phường 1, Thị xã Duyên Hải) có hơn 3ha nuôi tôm thẻ vừa thu hoạch sớm hơn 1 tháng để giảm chi phí nuôi tôm và xuất bán tôm trước khi giá tôm tiếp tục giảm. Nên việc thả nuôi tôm đợt mới chưa được thực hiện.

Anh Trung cho biết, đợt tôm tháng 7 vừa rồi chỉ đạt loại 40 con/kg, còn nếu như để đến thời điểm tháng 8 này thì có thể nâng lên 25 – 30 con/kg, thì giá bán cũng thấp nhưng tốn thêm chi phí nuôi.

“Do đó tôi đã thu hoạch tôm sớm để bán được giá chưa đến 100.000 đồng/kg giảm hơn 40.000 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2023, không phải tốn thêm tiền thức ăn, tiền điện và tiền nhân công quản lý ao nuôi", anh Trung cho biết thêm.

Ông Ngô Văn Đệ trao đổi vấn đề thả nuôi tôm đợt tiếp theo. Video: Hoàng Lộc

Có gần 30 năm đến với việc nuôi tôm thẻ ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, ông Ngô Văn Đệ chưa từng gặp phải tình trạng giá tôm giảm và giữ mức giá thấp trong thời gian lâu gần 3 tháng như năm 2023 này.

Ông Đệ cho biết, do giá tôm bán ở mức giá thấp loại 30 con/kg chỉ được 105.000 - 110.000 ngàn đồng/kg giảm từ 80.000 - 90.000 ngàn đồng so với trước đây…. và thời tiết hiện tại không thuận lợi nên chỉ cải tạo, xử lý ao.

“Vừa thả nuôi lại khoảng 50% diện tích ao vì nếu giá tôm thẻ tăng trở lại mình cũng có và xuất bán, giá tôm thường tăng vào dịp cuối năm và diện tích ao nuôi phủ bạc tiền tỉ mà để trống thì rất lãng phí”, ông Đệ cho biết thêm.

Nuôi tôm theo hình thức rải vụ.

Trao đổi với Lao Động ông Trần Trường Giang - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tỉnh Trà Vinh thông tin, sau đợt giá tôm giảm mạnh, hiện nay một số hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bắt đầu có dấu hiệu thả nuôi trở lại, hiện tổng diện tích thả nuôi thủy sản trên toàn tỉnh đã đạt theo kế hoạch, chỉ riêng tôm thẻ chân trắng diện tích thả nuôi đến nay chỉ đạt trên 75%.

Nhiều nông dân còn treo ao không thả nuôi tôm vì còn lo lắng giá bán tôm thấp. Ảnh: Hoàng Lộc
Nhiều nông dân còn treo ao không thả nuôi tôm vì còn lo lắng giá bán tôm thấp. Ảnh: Hoàng Lộc

Do điều kiện môi trường, thời tiết đang diễn biến bất lợi, thời tiết nắng nóng, mưa dầm làm biên độ dao động nhiệt tăng, sức đề kháng trên tôm nuôi giảm, mầm bệnh phát sinh gây thiệt hại rải rác ở một số vùng nuôi.

Cũng theo ông Giang hiện nay lượng tôm cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với một số nước có sản lượng tôm cung cấp lớn như Ấn Độ, Ecuador ... đã giảm do tạm ngừng việc thả nuôi. Tình hình lạm phát ở một số thị trường đầu ra dần phục hồi nên tiềm năng và mức tiêu dùng đối với mặt hàng tôm dự đoán sẽ tăng trong thời gian tới.

Trước tình hình này Sở NNPTNT Trà Vinh khuyến cáo người dân không nên treo ao khi đã chuẩn bị sẵn sàng, mà nên thả nuôi theo hình thức rải vụ, thả nuôi ở mật độ thưa để đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và dự đoán nhu cầu thị trường khi giá tôm tăng sẽ có nguồn tôm nguyên liệu để cung cấp, ông Giang cho biết thêm.

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm 2023 đến nay toàn tỉnh thả nuôi 4,5 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích 6.162 ha đạt tỷ lệ 76% so với kế hoạch

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng vào cuối 2023 đầu 2024

Xuyên Đông |

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, xuất khẩu tôm sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc còn nhiều triển vọng.

Gỡ khó cho con tôm thời rớt giá

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Trong bối cảnh con tôm nước lợ đang rớt giá thảm hại, ngày 21.7, tại tỉnh Bạc Liêu diễn ra hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.

Tôm rớt giá thảm hại, đang chờ giải cứu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tôm nguyên liệu rớt giá thảm hại, có loại giảm đến 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 giá so với năm 2022. Người nuôi tôm ngậm ngùi bán lỗ cho thương lái mà không thể kêu gọi giải cứu như các nông sản khác.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng vào cuối 2023 đầu 2024

Xuyên Đông |

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, xuất khẩu tôm sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc còn nhiều triển vọng.

Gỡ khó cho con tôm thời rớt giá

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Trong bối cảnh con tôm nước lợ đang rớt giá thảm hại, ngày 21.7, tại tỉnh Bạc Liêu diễn ra hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.

Tôm rớt giá thảm hại, đang chờ giải cứu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tôm nguyên liệu rớt giá thảm hại, có loại giảm đến 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 giá so với năm 2022. Người nuôi tôm ngậm ngùi bán lỗ cho thương lái mà không thể kêu gọi giải cứu như các nông sản khác.