GDP dự kiến tăng trưởng ở mức 6-7% trong 2 năm 2022 - 2023

Vũ Long |

GDP dự kiến tăng trưởng ở mức 6-7% trong 2 năm 2022 - 2023 nhờ sự phục hồi của nhiều lĩnh vực: Xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng nội địa...

Tăng trưởng GDP năm 2022-2023 ở mức 6-7%

Ngày 12.5, tại diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Từ đầu năm đến nay, nhiều tổ chức quốc tế dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023; Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023…

Theo Tổng Giám đốc FiinGroup Nguyễn Quang Thuân, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì vững chắc, nhờ chính trị - xã hội ổn định, dân số trẻ và đang tăng trưởng, tỉ lệ dân số sử dụng internet cao, thu nhập dân cư tăng đều đặn, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng… tạo ra một thị trường tiêu thụ nội địa lớn và hấp dẫn.

Nền kinh tế có độ mở lớn, khi Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục trên 12% trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục “chảy” mạnh vào Việt Nam, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn trong khu vực… Nhờ các yếu tố này, GDP có khả năng tăng trưởng ở mức 6-7% trong 2 năm 2022 - 2023.

"Kích hoạt" chương trình phục hồi kinh tế

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng, dịch COVID-19 khiến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2021 ở mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây. Dịch COVID-19 cũng làm bộc lộ một số điểm yếu của xã hội như năng lực y tế, lao động, việc làm, phát triển bền vững... đòi hỏi phải được khắc phục ngay.

Sự hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội là cần thiết và cấp bách. Ngày 30.1.2022, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (Chương trình). Chương trình được thiết kết trên nguyên tắc nhằm tác động cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, để giải quyết những vấn đề cấp bách, không dàn trải, có thời hạn - thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023.

"Theo tính toán của Chính phủ khi trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, việc thực hiện Chương trình được dự báo góp phần tăng trưởng GDP thêm khoảng 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; bảo đảm ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức ổn định khoảng 2-3%" - ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Theo dự báo của TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, Chương trình sẽ tác động đến cả phía cung và phía cầu, góp phần khôi phục và thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, theo 2 kịch bản:

Kịch bản 1 - thực hiện hiệu quả: Các gói hỗ trợ được giải ngân đạt khoảng 40% năm 2022 và 50% năm 2023.

Kịch bản 2 - thực hiện kém hiệu quả: Việc giải ngân chậm so với dự kiến, tỉ lệ giải ngân thấp chỉ đạt 30% năm 2022 và 40% năm 2023.

Ngoài ra, Chương trình còn có tác động khác và dài hạn đến nền kinh tế như: Góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng suất lao động, sức cạnh tranh, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế; góp phần tạo việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm…

CEO FinnGroup Nguyễn Quang Thuân: Triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, một số ngành cần được “kích hoạt” cho hồi phục mạnh hơn nữa. Cụ thể, một số ngành có sự hồi phục rất chậm như: Hàng không và du lịch quốc tế; xây dựng và vật liệu. Khắc phục tình trạng này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất đã “tạo đáy” và lạm phát có thể gia tăng vượt kỳ vọng.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế số đẩy nhanh hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng

Vũ Long |

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều lạc quan nhưng cũng rất thách thức, đòi hỏi đổi mới, sáng tạo, đẩy nhanh tiến trình kinh tế số.

Giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ “nắm tay nhau” cùng tăng trưởng

Vũ Long |

Cùng với sự “bùng nổ” của du lịch, các ngành dịch vụ liên quan như giao thông, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn… đang từng bước phục hồi và dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.

"San bằng" thách thức, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng lạc quan

Vũ Long |

Mặc dù nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraina, biến đổi khí hậu..., nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn lạc quan.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kinh tế số đẩy nhanh hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng

Vũ Long |

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều lạc quan nhưng cũng rất thách thức, đòi hỏi đổi mới, sáng tạo, đẩy nhanh tiến trình kinh tế số.

Giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ “nắm tay nhau” cùng tăng trưởng

Vũ Long |

Cùng với sự “bùng nổ” của du lịch, các ngành dịch vụ liên quan như giao thông, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn… đang từng bước phục hồi và dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.

"San bằng" thách thức, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng lạc quan

Vũ Long |

Mặc dù nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraina, biến đổi khí hậu..., nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn lạc quan.