Fintech nói gì khi được “cởi trói” giới hạn 49% vốn đầu tư nước ngoài?

Thế Lâm |

Vấn đề giới hạn 49% vốn đầu tư nước ngoài đã được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech (công nghệ tài chính) nói chung và trung gian thanh toán nói riêng có nhiều kiến nghị rút khỏi Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP qui định về thanh toán không dùng tiền mặt. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý không đưa vào dự thảo khi trình lên Chính phủ.

Fintech “thở phào”…

Trong thông tin phản hồi về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước xác tín lại rằng, việc giới hạn tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài tối đa 49% là đối với doanh nghiệp trung gian thanh toán chứ không phải là đối với doanh nghiệp Fintech nói chung.

Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ rút qui định giới hạn tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài không quá 49%, ông Võ Trần Đình Hiếu – đồng sáng lập Câu lạc bộ doanh nghiệp Fintech Việt Nam – nhìn nhận điều này sẽ giúp giải tỏa tâm lí cho các doanh nghiệp Fintech nói chung và nhà đầu tư nói riêng.

Theo ông Hiếu, Fintech là một ngành còn mới ở Việt Nam và để phát triển mạnh cần phải có vốn đầu tư để phát triển thị trường và người dùng, trong đó nguồn vốn từ nước ngoài đóng vai trò lao động thậm chí là chủ yếu.

Bà Trương Cẩm Thanh – Giám đốc Công ty Zion đang vận hành ví điện tử ZaloPay – cho rằng các trung tâm thanh toán tiếp nhận thông tin từ Ngân hàng Nhà nước hẳn nhiên là cảm thấy phấn khởi. Tuy nhiên theo bà Thanh, vốn đầu tư là rất cần nhưng không phải bất cứ ở thời điểm nào cũng là ưu tiên số 1, thay vào đó việc phát triển công nghệ, sản phẩm mới là vấn đề lớn nhất.

Vốn rất cần, nhưng thế chủ động còn cần hơn

Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch Cty M_Service đang vận hành ví điện tử MoMo – cho rằng vẫn đang chờ những thông tin rõ ràng hơn, cụ thể ra thành văn bản.

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Diệp cho biết, chi phí để phát triển một ví điện tử cần khoảng 200 triệu USD để đạt mức 10 triệu người.

Theo lí giải của ông Hiếu, với những qui định hiện hành, khi vốn đầu tư nước ngoài rót vào các doanh nghiệp Fintech nói chung và trung gian thanh toán nói riêng để nâng cấp công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ và người dùng thì người dùng cũng phải liên kết với tài khoản ngân hàng. Nếu người dùng chưa có tài khoản ngân hàng thì phải mở mới, qua đó phía ngân hàng cũng được hưởng lợi từ việc phát triển thị trường của các Fintech.

Việt Nam hiện có khoảng 155 doanh nghiệp Fintech trong đó 70% là doanh nghiệp start-up có vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam hiện có khoảng 155 doanh nghiệp Fintech trong đó 70% là doanh nghiệp start-up có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo bà Trương Cẩm Thanh, doanh nghiệp Fintech cần vốn đầu tư vào công nghệ và các vấn đề khác nhưng cũng cần có được sự chủ động trong vận hành. Việc mở rộng cửa tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (bỏ tỉ lệ qui định tối đa 49%) trong ngắn hạn phát huy được tác dụng nhưng trong dài hạn doanh nghiệp Fintech Việt có thể phải chia sẻ quyền lực vận hành với nhà đầu tư và cũng có thể mất quyền chủ động trong điều hành.

Bà Thanh cho rằng, cuộc đua của doanh nghiệp Fintech hiện nay là cuộc đua về công nghệ chứ không phải cuộc đua “đốt tiền”. Từ đó, Fintech Việt nếu có thể giữ được mức vốn đầu tư nước ngoài tối đa không quá 49% thì sẽ giữ được quyền chủ động về vận hành, điều hành doanh nghiệp.

Theo thống kê, Việt nam hiện có khoảng 155 doanh nghiệp Fintech, trong đó 70% là các doanh nghiệp start-up có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đã vượt tỉ lệ 49%, thậm chí tới mức 60-70%.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Rộ tin Alibaba của tỉ phú Jack Ma mua ví điện tử Việt Nam, thực hư thế nào?

Thế Lâm |

Thông tin được Reuters tiết lộ rằng Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động đang liên hệ với bộ phận truyền thông của Alibaba để xác nhận thông tin này.

Ngân hàng Nhà nước nói về "siết" trần room ngoại 30% công ty Fintech

Lan Hương |

Hiện nay 90% thị phần đều nằm trong 5 công ty trung gian thanh toán lớn. Các công ty này đều có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 30% đến hơn 90%. Điều này đặt ra mối quan ngại liên quan đến chính sách tiền tệ, an ninh dữ liệu quốc gia.

Tốn đến 200 triệu USD để phát triển một ví điện tử tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thông tin này từ cuộc gặp giữa đại diện CLB doanh nghiệp công nghệ tài chính Việt Nam (VietFintech) với báo chí sáng ngày 9.7 tại TP.HCM. Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch thường trực của CLB – cho biết, chi phí để phát triển một ví điện tử đang ngày càng tăng cao.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Rộ tin Alibaba của tỉ phú Jack Ma mua ví điện tử Việt Nam, thực hư thế nào?

Thế Lâm |

Thông tin được Reuters tiết lộ rằng Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động đang liên hệ với bộ phận truyền thông của Alibaba để xác nhận thông tin này.

Ngân hàng Nhà nước nói về "siết" trần room ngoại 30% công ty Fintech

Lan Hương |

Hiện nay 90% thị phần đều nằm trong 5 công ty trung gian thanh toán lớn. Các công ty này đều có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 30% đến hơn 90%. Điều này đặt ra mối quan ngại liên quan đến chính sách tiền tệ, an ninh dữ liệu quốc gia.

Tốn đến 200 triệu USD để phát triển một ví điện tử tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thông tin này từ cuộc gặp giữa đại diện CLB doanh nghiệp công nghệ tài chính Việt Nam (VietFintech) với báo chí sáng ngày 9.7 tại TP.HCM. Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch thường trực của CLB – cho biết, chi phí để phát triển một ví điện tử đang ngày càng tăng cao.