EVN lo tài chính u ám, “lỗ lịch sử” trong năm 2023

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước tính lỗ lũy kế 2 năm (2022-2023) hơn 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi. Số lỗ này có thể sẽ làm mất vốn Nhà nước tại EVN (mất 44,8% vốn Nhà nước tại EVN).

EVN dự kiến lỗ 99.000 tỉ đồng giai đoạn 2022-2023

Theo nguồn tin của Lao Động, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt thách thức do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất tăng cao. Yếu tố này đã "ăn mòn" lợi nhuận, khiến EVN ghi nhận khoản lỗ hơn 31.000 tỉ đồng năm 2022.

Năm 2023, với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 1.864 đồng/kWh (chưa được xem xét điều chỉnh sau 4 năm), EVN cho rằng, chỉ có nguồn thủy điện có giá thành điện thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp này, song sản lượng năm 2023 chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 33%.

Các nguồn điện còn lại như nhiệt điện than, turbine khí, nhiệt điện dầu, năng lượng tái tạo có giá thành cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và chiếm tỉ trọng đến 67% về sản lượng - điều này làm lỗ cho EVN. Tổng số lỗ lũy kế của năm 2022-2023 dự kiến là 99.305 tỉ đồng. Số lỗ này có thể sẽ làm mất vốn nhà nước tại EVN (mất 44,8% vốn nhà nước tại EVN).

Giá bán lẻ điện trong vòng 10 năm qua. Đồ hoạ: ĐỨC MẠNH
Giá bán lẻ điện trong vòng 10 năm qua. Đồ hoạ: ĐỨC MẠNH

Giá than "đội" lên từng năm, "bào mòn" lợi nhuận doanh nghiệp

Theo thông tin ghi nhận của Lao Động, các loại nhiên liệu đã tăng "chóng mặt" trong thời gian qua. Giá than nhập tăng 2,32 lần so với năm 2021, tăng 5,3 lần so với năm 2020; giá dầu tăng 1,22 lần so với năm 2021, tăng 2,06 lần so với năm 2020; tỉ giá năm 2023 dự kiến cao hơn bình quân tỉ giá năm 2022.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho hay, giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện bắt đầu tăng từ cuối năm 2021. Cụ thể, theo chỉ số giá than nhập NewCastle Index bình quân năm 2021 đạt 138 USD/tấn.

Trên thực tế 10 tháng đầu năm 2022, giá than khoảng 359 USD/tấn và giữ ở mức cao cho đến thời điểm này, mặc dù giá than nhập khẩu tăng cao nhưng vẫn có khó khăn trong việc cung ứng than nhập khẩu cho phát điện. Trong khi đó, sản lượng điện từ nhiệt điện than chiếm tỉ trọng khoảng 40% sản lượng điện của Việt Nam nên chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN tăng cao.

Giá than nhập khẩu tăng không chỉ làm tăng mạnh chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập, mà còn làm tăng chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than pha trộn (trộn giữa than trong nước và than nhập).

Trong năm 2022 tính tới hết quý III, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã 2 lần điều chỉnh tăng giá than trộn và một lần điều chỉnh giảm giá với tổng mức tăng từ khoảng 802.000 đồng/tấn đến 985.000 đồng/tấn tùy từng loại than, tương ứng với mức tăng chung so với đầu năm khoảng 52%.

Tổng Công ty Đông Bắc đã 4 lần điều chỉnh tăng giá than trộn và một lần điều chỉnh giảm giá với tổng mức tăng từ khoảng 804.000 đồng/tấn đến 986.000 đồng/tấn tuỳ từng loại than, tương ứng với mức tăng chung so với đầu năm khoảng 52%.

Ngoài ra, các khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện trong hợp đồng mua bán điện của các năm 2019, 2020 cũng như của các năm 2021-2024 ước khoảng hơn 21.000 tỉ đồng cần được phân bổ, tính toán vào chi phí sản xuất điện hằng năm để tính toán khung giá. Với các bối cảnh nêu trên đã tạo nên sự biến động lớn về các thông số liên quan đến chi phí mua điện (chiếm khoảng trên 80% tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm của EVN).

"Nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên và trong khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện được điều chỉnh giảm. Trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng nêu trên và mức điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN" - ông Hoà cho hay.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lo ngại EVN hết tiền trong tài khoản, áp lực tăng giá điện đã cận kề

Cường Ngô |

Trước lo ngại mất cân đối tài chính do khoản lỗ giai đoạn năm 2022-2023 của EVN lên tới 99.000 tỉ đồng, chuyên gia kinh tế cho rằng có khả năng phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ tháng 3 hoặc tháng 4.2023.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Nghệ An: Xử lý sụt lún tại xã Châu Hồng, người dân vẫn chưa an tâm

QUANG ĐẠI |

Nhiều hộ dân bị sụt lún đất, nứt nhà cửa tại xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cho rằng mức hỗ trợ chưa thỏa đáng.

Nhiều lo ngại khi doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng

ANH HUY |

Số lượng doanh nghiệp bất động sản (BĐS) thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh trong khi số doanh nghiệp giải thể lại tăng cao. Điều này cho thấy, thị trường BĐS đang vô cùng khó khăn và có sự thanh lọc mạnh mẽ.

Tái diễn bán nhà ở xã hội 2 giá ở Bắc Ninh: Một chủ đầu tư phớt lờ chỉ đạo

Trần Tuấn |

Liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng tái diễn bán nhà ở xã hội 2 giá ở Bắc Ninh, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã có công văn yêu cầu 2 chủ đầu tư có báo cáo trước 22.2, nhưng đến thời điểm này, mới có một chủ đầu tư báo cáo theo yêu cầu của Sở.

Chứng khoán: Xu hướng ngắn hạn thị trường vẫn ở khu vực rủi ro cao

Gia Miêu |

Dù lấy lại được sắc xanh, nhưng thanh khoản của thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh đặt ra vấn đề liệu đây có phải nhịp hồi kỹ thuật, không mang nhiều giá trị đảo ngược xu hướng.

TPHCM: Lấy kinh nghiệm phòng dịch COVID-19 để trang bị kiểm soát cúm A/H5N1

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM là địa phương có mật độ giao thương lớn mỗi ngày. Để kiểm soát tình hình cúm A/H5N1 có thể xảy ra tại thành phố trong thời gian tới, lực lượng liên ngành thành phố đang phối hợp và căng mình phòng dịch ở mọi địa bàn và những điểm nóng dễ phát sinh dịch bệnh. 

Lo ngại EVN hết tiền trong tài khoản, áp lực tăng giá điện đã cận kề

Cường Ngô |

Trước lo ngại mất cân đối tài chính do khoản lỗ giai đoạn năm 2022-2023 của EVN lên tới 99.000 tỉ đồng, chuyên gia kinh tế cho rằng có khả năng phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ tháng 3 hoặc tháng 4.2023.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.