EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Lỗ giai đoạn 2022-2023 dự kiến lên tới 99.000 tỉ đồng

Báo cáo mới nhất của EVN thể hiện, năm 2022 là năm rất khó khăn đối với tập đoàn này và các đơn vị thành viên trong việc cân đối tài chính do giá nhiên liệu, tỉ giá ngoại tệ tăng cao.

Mặc dù đã nỗ lực thực hiện các giải pháp trong nội tại, như tiết kiệm chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn, tối ưu hóa dòng tiền, hoạt động tài chính, vận hành tối ưu nguồn điện.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chi phí mua điện tăng quá cao, trong khi giá bán lẻ điện không được điều chỉnh kịp thời, dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ 27.685 tỉ đồng.

Năm 2023, EVN dự báo tiếp tục đối mặt hàng loạt khó khăn khi phải đảm bảo cung ứng đủ điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng diễn ra tại nhiều nước trên thế giới; cân đối tài chính khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự báo lỗ giai đoạn 2022-2023 lên tới 99.000 tỉ đồng. Ảnh: Cường Ngô
EVN lo mất cân đối tài chính khi dự báo lỗ giai đoạn 2022-2023 lên tới 99.000 tỉ đồng. Ảnh: Cường Ngô

Năm 2023, với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 1.864 đồng/kWh (chưa được xem xét điều chỉnh sau 4 năm), EVN cho rằng - chỉ có nguồn thủy điện có giá thành điện thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân, mang lại lợi nhuận cho EVN, song sản lượng năm 2023 chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 33%.

Các nguồn điện còn lại như nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu, năng lượng tái tạo có giá thành cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và chiếm tỉ trọng đến 67% về sản lượng. Điều này làm lỗ cho EVN.

Tổng số lỗ lũy kế của năm 2022-2023 dự kiến là 99.305 tỉ đồng. Việc lỗ này sẽ làm mất vốn nhà nước tại EVN (mất 44,8% vốn nhà nước tại EVN).

Tránh tác động đến lạm phát

Tại buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho ngành điện ngày 15.2, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu EVN sớm hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và kiểm toán tài chính của tập đoàn này cùng các đơn vị thành viên.

Ông nói việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Việc điều chỉnh giá điện ở mức nào đang được nhiều người quan tâm. Chuyên gia chính sách công Nguyễn Minh Đức cho biết, việc tăng giá điện là điều bắt buộc.

Nếu không, trước mắt EVN phải đối mặt giảm lương, nợ lương, thiếu tiền trả cho các nhà máy điện. Sau đó các nhà máy điện thiếu tiền mua than, khí. Nếu vẫn tiếp tục kéo dài thì có thể sẽ không mua được than, khí để phát điện. Người lao động có thể sẽ nghỉ việc vì nợ lương lâu.

Ngoài ra, các hợp đồng tín dụng cũng có thể bị liệt vào diện nợ xấu. Lâu dài nữa ngành điện hết tiền đầu tư, hạ tầng xuống cấp, không có nguồn điện mới bổ sung vào hệ thống.

Lo ngại tăng giá điện tác động đến lạm phát là có, nhưng chuyên gia Nguyễn Minh Đức đánh giá so với tác động của các chính sách tài khoá, tiền tệ thì tác động này không lớn bằng.

Lạm phát năm 2022 giữ ở mức có hơn 3%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, chủ yếu là vì chính sách tài khoá và tiền tệ chặt chẽ. Việc đưa ra lạm phát năm 2023 là 4,5% là con số chấp nhận được, không cần thiết phải kiềm chế ở mức thấp như năm 2022.

"Nói chung, lạm phát cả thế giới đều tăng, Việt Nam cố gắng nằm ngoài xu hướng đó thì cũng có cái được và cái mất. Nhưng nếu cứ xa rời xu hướng thế giới lâu quá, nhiều quá, thì cái mất nhiều hơn cái được", chuyên gia này nhận định.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đánh giá đầy đủ các tác động tăng giá điện, tránh ảnh hưởng đến người dân

Cường Ngô |

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN - kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân theo Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2023.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Làm gì để EVN tránh khoản lỗ dự kiến gần 93.000 tỉ đồng

Cường Ngô |

Nếu giá điện vẫn giữ nguyên như hiện nay, đến hết tháng 5.2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ không còn tiền trong tài khoản. Tổng số lỗ lũy kế năm 2022-2023 của EVN sẽ lên tới hơn 93.000 tỉ đồng.

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.

Chật vật gửi xe khi đi viện, loay hoay tìm lời giải

Nhóm PV |

Vỉa hè chật kín xe máy, ô tô, người dân loay hoay tìm chỗ gửi xe, đỗ xe là những hình ảnh không còn quá xa lạ trước nhiều cổng bệnh viện lớn tại Hà Nội. Kể cả mới đầu sáng sớm hay buổi chiều muộn, các bãi đỗ xe tại bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, khiến người dân đi khám bệnh đã mệt mỏi, nay lại phải đèo bòng thêm 1 nỗi trăn trở mang tên - tìm chỗ gửi xe.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Đánh giá đầy đủ các tác động tăng giá điện, tránh ảnh hưởng đến người dân

Cường Ngô |

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN - kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân theo Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2023.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Làm gì để EVN tránh khoản lỗ dự kiến gần 93.000 tỉ đồng

Cường Ngô |

Nếu giá điện vẫn giữ nguyên như hiện nay, đến hết tháng 5.2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ không còn tiền trong tài khoản. Tổng số lỗ lũy kế năm 2022-2023 của EVN sẽ lên tới hơn 93.000 tỉ đồng.

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.