EVN lỗ hơn 1,1 tỉ USD, loạt công ty con báo lãi nghìn tỉ đồng

Quang Dân - Đức Mạnh |

Năm 2022, các công ty con được hạch toán vào báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn ghi nhận lãi, thậm chí một số đơn vị còn lãi lớn.

Tiếp tục kiến nghị tăng giá điện để bù lỗ

Đầu tháng 5.2023, giá điện bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc này được thực hiện sau thời gian dài EVN gặp nhiều khó khăn, thậm chí lỗ lớn khi giá đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện tăng cao.

Sau chưa đầy một chu kỳ thanh toán điện, EVN mới đây lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện vào tháng 9.2023.

EVN cho rằng, năm 2022, EVN và các đơn vị thành viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính do sự biến động tăng đột biến của giá nhiên liệu (giá than, giá khí, giá dầu), tỷ giá ngoại tệ tăng cao. Để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính, EVN kiến nghị được tiếp tục tăng giá điện.

Tính chung cả năm tài chính 2022, EVN lỗ đậm hơn 36.294 tỉ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm xuống 26.236 tỉ đồng, tương đương hơn 1,1 tỉ USD.

Theo Bộ Công Thương, trong khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của năm vừa qua, vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện. Đó là các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện từ năm 2019 - 2022 khoảng hơn 14.700 tỉ đồng. Như vậy, nếu cộng khoản này thì số lỗ của EVN sẽ còn cao hơn.

Danh sách các công ty con của EVN. Ảnh chụp báo cáo tài chính EVN
Danh sách các công ty con của EVN. Ảnh chụp báo cáo tài chính EVN

Loạt công ty con báo lãi nghìn tỉ đồng

Trong khi đó theo thống kê của phóng viên Lao Động, năm 2022, toàn bộ 13 công ty con được hạch toán vào báo cáo tài chính của EVN vẫn ghi nhận lãi, thậm chí một số đơn vị còn lãi "khủng".

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Phát điện 2 tăng 59% so với năm trước lên 4.531 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức tăng 75% lên 7 tỉ đồng; CTCP Tư vấn Xây dựng điện 4 tăng 17% lên 41 tỉ đồng.

Một số công ty thành viên khác cũng ghi nhận khoản lãi nghìn tỉ như Tổng Công ty Phát điện 1 với 2.104 tỉ đồng; Tổng Công ty Phát điện 3 với 2.549 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác cũng thu về vài chục đến hàng trăm tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

 
Các công ty con của EVN đều lãi, trong khi tập đoàn mẹ lỗ đậm. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Không những thế, 2022 còn là năm "hái ra lộc" của các công ty thủy điện và nhiệt điện với tăng trưởng cao so với năm 2021.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đạt 1.264 tỉ đồng, vượt 40% so với kế hoạch năm và tăng gấp 3 lần mức lãi của năm trước đó. Hay CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh cũng thu lãi 764 tỉ đồng, tăng 32%.

Trở lại với số lỗ hơn 1,1 tỉ USD của EVN, Tập đoàn vẫn chưa làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể cho khoản lỗ trên. Thay vào đó, EVN lại tiếp tục kiến nghị tăng giá điện vì nhận thấy mức tăng 3% hồi đầu tháng 5.2023 vẫn chưa cân đối được chi phí.

Giá điện được điều chỉnh tăng trong những năm qua. Đồ hoạ: Đức Mạnh
Giá điện được điều chỉnh tăng trong những năm qua. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể khiến EVN thua lỗ là bán điện cho sản xuất thấp hơn cho sinh hoạt hộ gia đình trong thời gian quá lâu.

Theo đó, giá điện bình quân cho tất cả các đối tượng trên cả nước từ tháng 3.2019 là 1.864,44 đồng/kWh, nhưng EVN đang bán lỗ cho sản xuất với giá hơn 1.500 đồng/kWh không phải giờ cao điểm. Giờ thấp điểm bán cho sản xuất chỉ có 970 đồng/kWh, cao điểm là 2.759 đồng/kWh.

Trong khi đó, hai ngành có mức điện tiêu thụ lớn nhất hiện nay là công nghiệp và xây dựng, chiếm khoảng 54% trong cơ cấu tiêu thụ điện, nhưng lại đang được mua với giá thấp.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam đã vận hành thị trường điện cạnh tranh với 3 cấp độ từ tháng 7.2012. Nguyên tắc vận hành là EVN mua các nguồn điện có giá thấp đến cao. Tức là nhà máy phát điện nào chào giá thấp trên thị trường được huy động trước, giá cao sẽ huy động cuối cùng. Do đó, các nguồn từ thủy điện, than, khí, dầu, năng lượng tái tạo đều bán hết cho Tập đoàn điện lực Việt Nam.

"EVN hiện là nơi mua duy nhất, đóng vai trò mua hộ, phải mua với chi phí đắt đỏ, trong khi giá bán điện tới khách hàng do Nhà nước điều tiết" - ông An nói.

Quang Dân - Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Duy Thiên |

Giá điện vừa tăng 3% từ ngày 4.5, chưa hết một chu kỳ thanh toán hàng tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01.9.2023 theo Quyết định sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.

EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023

Linh Anh |

Báo cáo Chính phủ, EVN cho rằng mức tăng giá điện 3% thực hiện từ đầu tháng 5.2023 chưa cân đối được chi phí. Vì vậy, trong báo cáo trình Chính phủ, EVN kiến nghị được tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9.2023.

Tái cơ cấu EVN đặt mục tiêu quá lớn thì không thực hiện được

TIẾN NGUYỄN |

"Chúng ta nỗ lực làm mà đánh giá không sát thực tiễn, đặt mục tiêu nội dung quá lớn, ngoài khả năng thì không thực hiện được" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh khi nói về đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hồ Tây sặc mùi hôi thối vì rác thải, xác cá chết trôi tấp nập quanh bờ

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Hiện nay, xung quanh khu vực hồ Tây, tình trạng cá chết, rác thải vẫn còn tràn ngập dưới lòng hồ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho môi trường nước nơi đây bị ô nhiễm, không khí xung quanh sặc mùi hôi thối.

Bản tin công đoàn: Đề xuất hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75; Hơn 3.200 lao động ở Tiền Giang bị cắt giảm việc; Công nhân ít việc trả phòng về quê khiến chủ trọ lao đao,...

Hàng loạt nhà ở tái định cư "đắp chiếu", nhiều năm không người ở

Nguyễn Thúy |

Trong khi hàng nghìn người lao động vẫn thiếu chỗ ở, không mua được nhà tại Hà Nội thì nhiều tòa nhà tái định cư tại quận Hoàng Mai lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng hơi người, khuôn viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Rủi ro điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán ngày đáo hạn phái sinh

Gia Miêu |

Nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh trên thị trường chứng khoán thì việc VN-Index rung lắc với biên độ lớn với hỗ trợ gần nhất xung quanh khu vực 1.095-1.100 là cần được tính đến.

Báo Mỹ: CIA biết Nga không phá hoại Nord Stream

Khánh Minh |

CIA đã biết Nga không phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream ít nhất từ tháng 10 năm ngoái, theo tờ Wall Street Journal.

Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Duy Thiên |

Giá điện vừa tăng 3% từ ngày 4.5, chưa hết một chu kỳ thanh toán hàng tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01.9.2023 theo Quyết định sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.

EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023

Linh Anh |

Báo cáo Chính phủ, EVN cho rằng mức tăng giá điện 3% thực hiện từ đầu tháng 5.2023 chưa cân đối được chi phí. Vì vậy, trong báo cáo trình Chính phủ, EVN kiến nghị được tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9.2023.

Tái cơ cấu EVN đặt mục tiêu quá lớn thì không thực hiện được

TIẾN NGUYỄN |

"Chúng ta nỗ lực làm mà đánh giá không sát thực tiễn, đặt mục tiêu nội dung quá lớn, ngoài khả năng thì không thực hiện được" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh khi nói về đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).