Theo ông, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp ở EU, nếu Quốc hội chính thức thông qua hiệp định thì hệ thống pháp lý của chúng ta cần hoàn thiện như thế nào để việc phát triển thương mại hai bên tốt nhất?
Đây là bài toán khó cần phải giải quyết ngay, bởi Việt Nam cũng không thể nào mở lại tất cả các giao dịch để tránh nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh. Hai bên sẽ phải bàn cách để vừa có thể đảm bảo tăng cường giao thông, các hoạt động thương mại, nhưng vừa đảm bảo cho Việt Nam giữ được kết quả phòng chống dịch bệnh trong thời gian vừa qua, không thể hy sinh thành quả chống dịch của Việt Nam được?
Thị trường Châu Âu là thị trường khó tính, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào để xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU?
Thật ra EU đã mở cửa với thị trường Việt Nam cũng như quan hệ hội nhập đã lâu. Việt Nam cũng đã ký không ít các hiệp định thương mại; các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm. Ngay từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, chúng ta đã phải làm quen với các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn của thế giới, nhất là các nước phát triển. Rõ ràng đó là những thuận lợi của Việt Nam.
Trước sự ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, GDP Việt Nam trong năm nay dự đoán sẽ giảm, nếu hiệp định chính thức được thông qua, ông dự đoán GDP sẽ tăng trưởng như thế nào?
Cá nhân tôi nghĩ rằng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 4-5%. Đạt được con số này cũng là lý tưởng trong tình hình kinh tế thế giới - nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng âm. Việt Nam vừa qua đạt trên 3.8% trong quý I/2020, như vậy cũng là tốt. Chúng ta đã tranh thủ, tận dụng cơ hội rất nhanh, chúng ta phòng chống dịch bệnh tốt, kịp thời khôi phục lại các hoạt động kinh tế ở trong nước. Điều này sẽ giúp Việt Nam đỡ thiệt hại ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu đối tác của chúng ta cũng kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm nới rộng các hoạt động giao thương thì cơ hội của chúng ta còn cao hơn nữa.
Ngược lại, nếu chúng ta sớm khống chế được dịch bệnh, mở cửa trở lại thì còn nhiều cơ hội. Với cách chúng ta đang làm, hoàn toàn có thể thực hiện được mục đích kép vừa khống chế được dịch bệnh, vừa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể.
Theo ông, những lĩnh vực, ngành nghề nào của Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại?
Thuận lợi nhất sẽ là khối doanh nghiệp FDI. Nhờ Việt Nam phòng chống dịch bệnh tốt, nên thời gian qua khối các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vẫn duy trì được hoạt động, họ sẽ có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
Còn với các doanh nghiệp trong nước, những đơn vị kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm sẽ có cơ hội lớn. Nhu cầu thực phẩm ở Châu Âu, đặc biệt mặt hàng nông sản, hải sản rất lớn, nên chúng ta phải đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường Châu Âu. Ngoài ra, ngành may mặc, giày dép cũng sẽ có cơ hội để tăng xuất khẩu.
Theo ông, sau khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, cùng với việc Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA, liệu Việt Nam có cơ hội trở thành địa điểm lý tưởng đầu tư của nước ngoài, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?
- Việc kinh tế vĩ mô ổn định, phòng chống dịch bệnh tốt là một điều kiện, còn để chúng ta trở thành nơi thu hút đầu tư nước ngoài, trở thành một phần trong chuỗi cung ứng còn phụ thuộc vào năng lực hấp thụ của chúng ta.
Bên cạnh những ưu đãi về thuế quan, EVFTA cũng đặt ra các điều kiện hết sức chặt chẽ về hàng hóa xuất khẩu khi thâm nhập vào thị trường này, nếu không đáp ứng được thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể tận dụng được các ưu đãi, lợi thế mà EVFTA mang lại. Đây là thách thức rất lớn đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu, do đó, Việt Nam cần phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng đổi mới và thay đổi tư duy khi thực thi EVFTA.
Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta đón được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết thì chúng ta có thể đạt được.
- Cảm ơn Đại biểu đã chia sẻ!