Dùng ngân sách để “giải cứu” dự án BOT đặt sai chỗ: Vô lý!

Văn Thành |

Một lần nữa, Bộ Giao thông Vận tải lại đề xuất dùng tiền ngân sách để mua lại nhằm “giải cứu” các BOT đặt sai chỗ hiện đang mắc kẹt không thể thu phí, cũng không thể huỷ bỏ trong nhiều năm.

BOT “trơ gan cùng tuế nguyệt”

Đầu năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải cũng từng đề xuất sử dụng ngân sách mua lại 8 trạm thu phí BOT gặp vướng mắc do bất cập về vị trí đặt trạm, không nhận được sự đồng thuận từ người dân địa phương nên chưa thể thu phí, hoặc thu phí không đúng phương án tài chính nên không thể hoàn vốn. Song đề xuất này vấp phải phản đối của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.

Phần lớn các dự án này đã mắc kẹt từ năm 2018 đến nay, đều rơi vào tình trạng vỡ phương án tài chính, nhưng vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt để.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất danh mục, cơ chế đầu tư phục vụ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Trong đó, có đều xuất Nhà nước mua lại 7 dự án BOT "mắc kẹt".

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đề xuất Nhà nước bỏ tiền mua lại quyền thu phí dự án BOT bị kẹt phương án tài chính là các dự án có thể sớm hoàn thành giải ngân vào năm 2022 - 2023. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị bố trí 9.628 tỉ đồng từ nguồn vốn của chương trình.

Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị bố trí 9.427 tỉ đồng để xóa bỏ trạm thu phí và hoàn trả kinh phí đã đầu tư cho doanh nghiệp BOT đối với 7 dự án BOT và trạm thu phí không thu phí hoàn vốn được.

So với kiến nghị trước đây, số tiền đề xuất ngân sách mua lại BOT sai chỗ có thay đổi. Điển hình là dự án T2 Quốc lộ 91 nằm trên địa phận quận Thốt Nốt - Cần Thơ bắt đầu thu phí từ vào đầu năm 2017.

Ngay sau khi trạm T2 đi vào hoạt động đã bộc lộ những bất cập như trạm đặt cách Ngã ba Lộ tẻ Rạch Giá chừng hơn 300m thu luôn phương tiện đi theo QL 80 về phà Vàm Cống, TP.Long Xuyên và ngược lại mặc dù các phương tiện này chỉ sử dụng vài trăm mét đường BOT. Chính vì những bất hợp lý đó, trạm này luôn bị chủ phương tiện phản đối và đề nghị di dời đến vị trí hợp lý.

Vấn đề nằm ở chỗ vị trí đặt trạm đã được cả Bộ GTVT và địa phương là UBND Cần Thơ đã đồng ý, thông qua và chủ đầu tư đã bỏ ra khoản tiền là 880 tỉ đồng, gồm 400 tỉ tiền giải phóng mặt bằng và 480 tỉ đồng chi phí xây dựng.

Cuối năm 2019, sau khi trạm này buộc dừng thu phí, một trong năm phương án được Bộ GTVT đưa ra là “không thu tiền dịch vụ sử dụng tại trạm T2 và vốn ngân sách hỗ trợ cho phần đầu tư QL91B (từ nguồn ngân sách của TP.Cần Thơ hoặc trung ương)”. Nghĩa là Nhà nước sẽ bỏ ra khoảng 880 tỉ đồng để “mua lại dự án” của doanh nghiệp và giao địa phương tiếp nhận để quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì.

Bản thân chủ dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang cũng đồng ý với phương án này. Tuy nhiên cho đến nay mọi việc mới chỉ dừng lại ở đề xuất trong khi trạm vẫn không được thu phí, nợ ngân hàng vẫn phải trả gây khó cho doanh nghiệp.

Lần này, Bộ GTVT đề xuất mức mua lại BOT QL91 “chỉ là” 587 tỉ đồng.

Dự án BOT QL 3 đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn). Chủ đầu tư đưa ra 2 phương án xử lý. Một là Nhà nước mua lại toàn bộ dự án trị giá 3.161 tỉ hai là không thu phí trạm QL3, chỉ thu phí trên tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới với giá trị 2.988 tỉ đồng. Nghĩa là Nhà nước sẽ phải mua lại toàn bộ 2 trạm hoặc 1 trạm. Lý giải về điều này, Chủ đầu tư cho rằng phương án trên sẽ giải quyết triệt để ý kiến phản đối của người dân địa phương và nhà đầu tư thu hồi vốn, ngân hàng giải quyết được nợ xấu.

Lần này, Bộ GTVT đưa ra phương án dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL3 và đầu tư đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới sẽ sử dụng gói bổ sung nguồn vốn để hoàn trả là 3.097 tỉ đồng, tức là hơn 100 tỉ đồng so với trước.

Ngoài ra, dự án BOT xây dựng mới QL26 đoạn qua Ninh Hòa và cải tạo, nâng cấp một số đoạn QL26 qua 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk là 550 tỉ đồng.  Dự án BOT đầu tư cầu Thái Hà trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cần 1.466 tỉ đồng.

Dự án BOT xây dựng QL1 đoạn tránh phía đông và tránh phía tây TP Thanh Hóa cần 741 tỉ đồng. Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148÷Km1763+610 cần 706 tỉ đồng và dự án BOT xây dựng các hầm Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân 2 cần 2.280 tỉ đồng.

Vô lý

Ngay từ tháng 4.2021, khi đề cập tới vấn đề này Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã khẳng định việc đề nghị dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ hoặc mua lại dự án BOT là không hợp lý. Trường hợp Nhà nước mua lại các dự án đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch, dẫn đến hiệu ứng lan rộng tại các dự án khác, khiếu kiện, gây áp lực cho ngân sách nhà nước.

Ủy ban Kinh tế cho rằng người dân tại khu vực trạm thu phí các dự án này phản đối quyết liệt nên không thể thu phí hoàn vốn cho dự án, trong khi chưa có tiêu chí rõ ràng để có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xem xét, quyết định mua lại các dự án này.

Ngoài những bất cập chưa được xử lý nhiều năm qua, vẫn còn tồn tại một số dự án có bất cập về vị trí đặt trạm thu phí, nhưng người dân tại địa phương đó lại không còn phản đối sau khi có chính sách miễn, giảm phí.

"Trường hợp Nhà nước mua lại các dự án đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch, dẫn đến hiệu ứng lan rộng tại các dự án khác, khiếu kiện, làm mất an ninh, trật tự, đồng thời gây áp lực cho ngân sách nhà nước trong điều kiện khó khăn hiện nay và đi ngược với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng", Ủy ban Kinh tế lưu ý.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) - cho rằng, việc không đồng ý là đúng, khi lãi thì doanh nghiệp không ý kiến và còn có ý kiến đề xuất kéo dài thời gian thu phí. Nhưng khi khó khăn lại đổ lên vai Nhà nước là không sòng phẳng trong đầu tư, tạo tiền lệ nguy hiểm.

Văn Thành
TIN LIÊN QUAN

BOT báo cáo xin hướng dẫn việc thu phí xe tai nạn kéo sau xe cứu hộ

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Vừa qua, Báo Lao động phản ánh tình trạng “BOT tận thu phí cả xe tai nạn bẹp nát kéo sau xe cứu hộ”. Tiếp nhận thông tin, đơn vị thu phí và nhà đầu tư BOT đã báo cáo cơ quan chức năng để xin hướng dẫn cụ thể, sớm tháo gỡ vấn đề này.

Triều Tiên tìm cách thúc đẩy giáo dục bằng "giáo viên" robot

Anh Vũ |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thúc đẩy nền giáo dục của đất nước trong những năm gần đây bằng cách áp dụng những đổi mới về khoa học và công nghệ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

BOT báo cáo xin hướng dẫn việc thu phí xe tai nạn kéo sau xe cứu hộ

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Vừa qua, Báo Lao động phản ánh tình trạng “BOT tận thu phí cả xe tai nạn bẹp nát kéo sau xe cứu hộ”. Tiếp nhận thông tin, đơn vị thu phí và nhà đầu tư BOT đã báo cáo cơ quan chức năng để xin hướng dẫn cụ thể, sớm tháo gỡ vấn đề này.

Triều Tiên tìm cách thúc đẩy giáo dục bằng "giáo viên" robot

Anh Vũ |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thúc đẩy nền giáo dục của đất nước trong những năm gần đây bằng cách áp dụng những đổi mới về khoa học và công nghệ.