Dự thảo Quy hoạch điện VIII: Cần 128,3 tỉ USD để phát triển điện

Cường Ngô - Phạm Dung |

Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đạt bình quân 6,6%/ năm thì tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỉ USD.

Ngày 22.2, Bộ Công Thương cho biết, vừa có văn bản số 828 xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII).

Khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đạt bình quân 6,6%/ năm, giai đoạn 2031 – 2045 bình quân 5,7%/ năm, dự báo điện thương phẩm năm 2030 đạt 491 tỉ kWh, năm 2045 đạt 877 tỉ kWh. Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/GDP đạt 1,13 lần năm 2030 và giảm xuống 0,58 lần năm 2045 (năm 2020 hệ số này là 1,20).

Đối với chương trình phát triển nguồn điện, theo dự thảo, tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2 GW, trong đó nhiệt điện than: 27%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%).

"Năm 2045 tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,7GW (trong đó nhiệt điện than: 18%; nhiệt điện khí 24%; thủy điện 9%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%, nhập khẩu khoảng gần 2%, thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng 3%)", dự thảo nêu.

Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, cần 128,3 tỉ USD để phát triển điện cho 10 năm tới. Ảnh: EVN
Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, cần 128,3 tỉ USD để phát triển điện cho 10 năm tới. Ảnh: EVN

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII cũng nêu rõ, trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2015 sẽ khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của trên thế giới.

Về chương trình phát triển lưới điện: Quy hoạch điện VIII đề xuất tiếp tục xây dựng hệ thống truyền tải điện 500kV để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại Tp.HCM và đồng bằng Sông Hồng. Tăng cường lưới điện truyền tải liên kết để hỗ trợ truyền tải công suất liên miền Bắc – Trung – Nam.

Vấn đề truyền tải điện bằng đường dây một chiều cũng đã được đặt ra và nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030 cần xây dựng thêm tổng cộng khoảng 86 GVA công suất trạm 500kV và gần 13.000 km ĐZ, giai đoạn 2031 – 2045 cần xây dựng thêm khoảng 103 GVA công suất trạm 500kV và gần 6.000 km ĐZ. Lưới điện 220kV tương ứng cần xây dựng 95 GVA, gần 21.000 km ĐZ và 108 GVA, hơn 4.000 km ĐZ.

Với chương trình phát triển lưới điện này, Bộ Công Thương cho rằng, lưới điện của Việt Nam sơ bộ đáp ứng được tiêu chí N-1 đối với cung cấp điện cho các phụ tải, tiêu chí N-2 đối với các phụ tải đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lưới điện thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 trong truyền tải điện cũng được nghiên cứu, tính toán và đề xuất trong quy hoạch điện.

Cần bao nhiêu tiền để phát triển điện cho 10 năm tới?

Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỉ USD.

Trong đó, cho nguồn điện là 95,4 tỉ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỉ USD. Cơ cấu trung bình vốn đầu tư nguồn và lưới là 74%/26%. Giai đoạn 2021 – 2030, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỉ USD (9,5 tỉ USD cho nguồn và 3,3 tỉ USD cho lưới).

Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2031-2045 khoảng 192,3 tỉ USD.

Trong đó, cho nguồn điện là 140,2 tỉ USD, cho lưới điện khoảng 52,1 tỉ USD. Cơ cấu trung bình vốn đầu tư cho nguồn và lưới là 73%/27%. Giai đoạn 2031 – 2045, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỉ USD (9,3 tỉ USD cho nguồn và 3,4 tỉ USD cho lưới).

Chi phí biên bình quân cho phần nguồn sản xuất điện là 8,8 UScent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 9,6 UScent/kWh giai đoạn 2021-2045, chi phí biên bình quân đến lưới phân phối là 11,4 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 12,3 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2045.

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: Công suất đăng ký điện mặt trời quá lớn

Cường Ngô |

Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời và điện gió hấp dẫn, hiện nay lượng công suất đăng ký của các nhà đầu tư đã vượt xa kết quả tính toán tối ưu mở rộng phát triển nguồn điện đến năm 2030. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến tới việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền.

Thừa điện nguy hiểm thế nào?

Anh Tuấn |

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Ngành điện đang đối diện với bài toán "thừa điện". Chính phủ đã yêu cầu rà soát, không để phát triển điện mặt trời chạy theo phong trào.

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: Công suất đăng ký điện mặt trời quá lớn

Cường Ngô |

Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời và điện gió hấp dẫn, hiện nay lượng công suất đăng ký của các nhà đầu tư đã vượt xa kết quả tính toán tối ưu mở rộng phát triển nguồn điện đến năm 2030. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến tới việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền.

Thừa điện nguy hiểm thế nào?

Anh Tuấn |

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Ngành điện đang đối diện với bài toán "thừa điện". Chính phủ đã yêu cầu rà soát, không để phát triển điện mặt trời chạy theo phong trào.

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.