Dù tài sản, doanh thu tăng mạnh, Kính mắt Việt Tín vẫn đang âm vốn

Quang Dân |

Bất chấp quy mô doanh nghiệp phát triển với 10 cửa hàng, quy mô tài sản, doanh thu đều ghi nhận tăng trưởng mạnh, thế nhưng vốn góp tại Kính mắt Việt Tín luôn duy trì ở mức 1,5 tỉ đồng. Vốn góp ít, trong bối cảnh lỗ luỹ kế là nguyên nhân khiến Kính mắt Việt Tín âm vốn trong năm qua.

Thương hiệu hơn 18 năm phát triển tại thị trường Hà Nội

Thời điểm năm 2018, Kính mắt Việt Tín được nhiều cơ quan truyền thông, báo chí nhắc đến với câu chuyện nguồn gốc các sản phẩm của mình, chia sẻ với truyền thông tại thời điểm này, ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty kính mắt Việt Tín cho rằng “Việt Tín phát triển quá "nóng" chưa kiểm soát được tình hình của mình dẫn tới lỗi hệ thống".

Ông Hùng cho biết thêm, trong 13 tháng (từ tháng 6.2017 – 7.2018), Kính mắt Việt Tín phát triển từ 3 cửa hàng lên 7 cửa hàng tại Hà Nội, tuyển dụng 127 nhân sự.

Đến thời điểm hiện nay, Kính mắt Việt Tín đã xây dựng được 10 cửa hàng, có vị trí đắc địa, có bãi đỗ xe ô tô, nằm trên các con phố sầm uất tại các quận, huyện thuộc TP. Hà Nội, cùng với lượng khách hàng khá lớn trên địa bàn Thủ đô đã đưa lại doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Danh sách chuỗi cửa hàng của Kính mắt Việt Tín. Ảnh: Chụp màn hình.
Sở hữu 10 cửa hàng, thế nhưng Kính mắt Việt Tín đang âm vốn. Ảnh: Chụp màn hình.

Cụ thể, 3 năm gần nhất, doanh thu Kính mắt Việt Tín tăng mạnh từ 44 tỉ đồng (năm 2020) lên 57 tỉ đồng (năm 2021) và 80 tỉ đồng (năm 2022).

Đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ với chuỗi cửa hàng và doanh thu, tổng tài sản tại Kính mắt Việt Tín cũng tăng mạnh theo từng năm.

Theo đó, năm 2019, tổng tài sản Kính mắt Việt Tín khoảng 152 tỉ đồng, tăng lên 164 tỉ đồng vào năm 2020, 182 tỉ đồng năm 2021, và 235 tỉ đồng năm 2022.

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong bức tranh tài chính của Kính mắt Việt Tín, là dù cho quy mô tài sản tăng trưởng mạnh qua từng năm, thế nhưng vốn góp chủ doanh nghiệp duy trì trong thời gian dài với vỏn vẹn 1,5 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, dù doanh thu tăng mạnh, thế nhưng Kính mắt Việt Tín liên tục báo lỗ, dẫn đến tại ngày 31.12.2022, công ty này đang gánh khoản lỗ luỹ kế gần 52 tỉ đồng.

Lỗ luỹ kế hàng chục tỉ, trong bối cảnh vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức thấp, là nguyên nhân khiến Kính mắt Việt Tín âm vốn chủ sở hữu 50 tỉ đồng (tính đến thời điểm cuối năm 2022).

Ngoài ra, thua lỗ trong thời gian dài cũng khiến thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm “ít ỏi” đến bất ngờ. Năm 2019, công ty này nộp 5 triệu đồng, năm 2020 nộp 30 triệu đồng, trong khi hai năm 2021 và 2022 ghi nhận mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là 0 đồng. Lưu ý rằng, 4 năm qua, Kính mắt Việt Tín đưa về khoảng 240 tỉ đồng doanh thu.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Công nghệ Nhãn khoa Kính mắt Việt Tín (Kính mắt Việt Tín) được thành lập vào tháng 8.2005, với ngành nghề kinh doanh chính được cập nhật vào tháng 10.2016 là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, chi tiết: buôn bán kính, kính mắt, gọng kính, linh kiện của kính mắt,...

Vốn điều lệ Kính mắt Việt Tín tại thời điểm tháng 10.2016 đạt 1,425 tỉ đồng. Danh sách thành viên bao gồm bà Nguyễn Thị Thu Hoài góp 150 triệu đồng (10%), ông Hoàng Mạnh Hùng góp 30 triệu đồng (2%), bà Đặng Thị Thu Uyên góp 135 triệu đồng (9%), ông Nguyễn Nhật góp 150 triệu đồng (10%), bà Hồ Thị Quỳnh Nga góp 570 triệu đồng (38%), ông Nguyễn Tâm Đức góp 65 triệu đồng (5%), bà Đàm Tú Anh góp 240 triệu đồng (16%), ông Lê Tiến Thành góp 75 triệu đồng (5%) và ông Nguyễn Văn Huệ góp 75 triệu đồng (55).

Bà Hồ Thị Quỳnh Nga (SN 1972) đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật Kính mắt Việt Tín.

Ngoài lần thay đổi về vốn điều lệ được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nói trên, không ghi nhận thêm công bố nào của Kính mắt Việt Tín liên quan đến danh sách cổ đông và thay đổi vốn điều lệ.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản Kính mắt Việt Tín gần 235 tỉ đồng, tăng 29% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, hàng tồn kho chiếm phần lớn với 148 tỉ đồng.

Phía bên kia nguồn vốn, nợ phải trả Kính mắt Việt Tín còn 284 tỉ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính còn 258 tỉ đồng, chiếm đến 81% tổng nợ phải trả doanh nghiệp.

Quang Dân
TIN LIÊN QUAN

Công ty con Vietracimex báo lãi ròng 150 tỉ đồng, nợ gấp gần 4 lần vốn chủ

Quang Dân |

Thời điểm CTCP năng lượng Hồng Phong 1 được thành lập vào năm 2017, Vietracimex sở hữu đến 96% vốn điều lệ công ty.

Hệ sinh thái Vietracimex thế chấp cổ phần, loạt dự án năng lượng ở ngân hàng

Quang Dân |

Ngoài huy động vốn từ kênh trái phiếu để tập trung cho các dự án năng lượng, thì chính bản thân các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Vietracimex cũng thế chấp dự án của mình tại các ngân hàng.

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ, âm vốn sở hữu

Văn Nguyễn – Cao Nguyên |

Sở hữu và sử dụng một nguồn lực lớn của Nhà nước về nguồn vốn và đất đai nhưng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm gần đây bộc lộ hàng loạt tồn tại, vướng mắc, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư. Chưa kể không ít doanh nghiệp liên tiếp trong nhiều năm gần đây rơi vào cảnh thua lỗ triền miên. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp vực dậy các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, mạnh dạn đề xuất cho phá sản hoặc giải thể...

Góc nhìn thể thao 112: Huỳnh Như, Thanh Nhã và sự chuyển giao ở tuyển nữ Việt Nam

Nhóm PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã hội quân trở lại, hướng tới vòng chung kết World Cup nữ 2023. Góc nhìn thể thao số 112, trò chuyện với cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Minh Nguyệt để dự đoán về hành trình sắp tới của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.

Nga ký thỏa thuận vũ khí hạt nhân với láng giềng

Thanh Hà |

Thỏa thuận quy định việc triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga tới Belarus để đối phó với hoạt động gia tăng của NATO.

Giá bất động sản có thể giảm khi lãi suất hạ nhiệt

ANH HUY |

Lãi suất tiếp tục hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với thị trường bất động sản.

Công ty con Vietracimex báo lãi ròng 150 tỉ đồng, nợ gấp gần 4 lần vốn chủ

Quang Dân |

Thời điểm CTCP năng lượng Hồng Phong 1 được thành lập vào năm 2017, Vietracimex sở hữu đến 96% vốn điều lệ công ty.

Hệ sinh thái Vietracimex thế chấp cổ phần, loạt dự án năng lượng ở ngân hàng

Quang Dân |

Ngoài huy động vốn từ kênh trái phiếu để tập trung cho các dự án năng lượng, thì chính bản thân các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Vietracimex cũng thế chấp dự án của mình tại các ngân hàng.

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ, âm vốn sở hữu

Văn Nguyễn – Cao Nguyên |

Sở hữu và sử dụng một nguồn lực lớn của Nhà nước về nguồn vốn và đất đai nhưng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm gần đây bộc lộ hàng loạt tồn tại, vướng mắc, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư. Chưa kể không ít doanh nghiệp liên tiếp trong nhiều năm gần đây rơi vào cảnh thua lỗ triền miên. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp vực dậy các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, mạnh dạn đề xuất cho phá sản hoặc giải thể...