Đồng bằng sông Cửu Long: Thượng nguồn lũ cạn kiệt, mưu sinh khó khăn

Thành Nhân |

Dù đã giữa tháng 8 âm lịch, nhưng mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long vẫn còn thấp hơn khoảng 1m so với cùng kỳ năm trước. Người dân vùng đầu nguồn chỉ đánh bắt cầm chừng, ngóng chờ mùa lũ. Một số người không bám trụ nổi đã rời quê đi xứ khác mưu sinh...

Ngóng chờ mùa lũ

Do tiếp giáp với cánh đồng nước bạn Campuchia nên những cánh đồng vùng trũng ở các xã Phú Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Phú Lộc (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) được xem là các ngư trường tự nhiên có rất nhiều tôm cá. Tuy nhiên, theo các ngư dân địa phương, mực nước năm nay thấp hơn khoảng 1m so với năm 2019. Nước không lên nổi những cánh đồng, nguồn lợi thủy sản khan hiếm, cảnh “đại công trường” đánh bắt thủy sản mùa lũ thường thấy trên những cánh đồng cũng không còn.

Rời xã Phú Hội, theo chân ngư dân địa phương, chúng tôi đi từ Phú Hội chạy dọc theo sông Bình Di đến Búng Bình Thiên, mực nước đều rất thấp. Theo người dân sinh sống ở đây cho biết, Búng Bình Thiên được xem là “máy đo” lũ ở đầu nguồn. Nếu mực nước hồ càng lớn, lũ năm đó càng lớn.

Ông Nguyễn Văn Công (43 tuổi, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho hay: “Hiện tại đã là giữa tháng 8 âm lịch mà mực nước ở hồ lũ thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoài khoảng 1m. Tôi đã sống ở đây 43 năm, chưa từng thấy năm nào mà mực nước hồ lại thấp đến thế”.

Rời Búng Bình Thiên, tiếp tục theo chân ngư dân, chúng tôi chạy sang tận cánh đồng tại xã Phú Lộc (huyện Tân Châu), tình cảnh cũng tương tự. Người dân địa phương nói rằng, hằng năm, thời điểm đầu tháng 8 âm lịch, cánh đồng này đã ngập khoảng 1m, cảnh đánh bắt diễn ra tấp nập. Thế nhưng năm nay, đến thời điểm này, cả cánh đồng vẫn đang cạn khô. Người dân vừa đánh bắt cầm chừng, vừa ngóng chờ con nước từ thượng nguồn.

Dọc biên giới đến Cầu Cỏ Lau (thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang), chúng tôi trò chuyện với lão ngư có hơn 30 năm thâm niên trong nghề đánh bắt cá. Ông Huỳnh Văn Đằng (63 tuổi, cư trú ở xã Phú Hữu, huyện An Phú) chán nản: “Chưa năm nào lại có thu hoạch tệ như bây giờ”. Ông Đằng có 1 cái gió quay (một loại dụng cụ đánh bắt cá ở vùng lũ), mùa lũ 2019, mỗi ngày đánh bắt mang lại thu nhập cho ông từ 1-2 triệu đồng. Còn năm nay, cố gắng lắm, mỗi ngày ông chỉ kiếm được từ 2-4kg cá, thu nhập từ 100.000-200.000 đồng.

Nguồn lợi thủy sản giảm, mưu sinh càng thêm khó khăn

Ông Nguyễn Văn Hiệp (42 tuổi, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú) cho biết: “Nghề chính của tôi là giáo viên, còn giăng lưới chỉ là nghề phụ. Năm nay, mực nước rất thấp, giăng lưới mỗi ngày cũng chỉ từ 1-2kg cá. Tôi còn thu nhập từ nghề giáo viên, nhưng một số người khác làm nghề đánh bắt thủy sản là chính với mực nước này thì rất nhiều người đã rời xa quê đi lên Bình Dương, TPHCM... để làm thuê kiếm sống. Còn số người khác vẫn bám trụ để hy vọng nước sẽ còn lên để đánh bắt cá kiếm thu nhập”.

Theo chân ông Lê Văn Đền (xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đi đổ dớn nhưng khi đổ xong mà chỉ thu hoạch được vài con cá nhỏ nên ông quyết định thu dọn mang lên bờ, đợi con nước cuối tháng 8 âm lịch với hy vọng nước sẽ lên để tiếp tục đánh bắt. “Hơn 30 năm trong nghề, chưa năm nào mà mới vào đầu mùa lũ đã phải thu dọn đồ nghề lên bờ thế này. Nguồn thủy sản khan hiếm nên chắc phải đi lên Bình Dương, TPHCM... chứ tuổi này thì ai thuê đâu. Nếu đi làm thuê, tôi chỉ làm được công việc phụ hồ thôi” - ông Đền nói.

Ông Mai Văn Phước (xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) là một tiểu thương mua thủy sản tại kênh 13 cho hay: Năm nay, nước rất thấp, vì thế lượng thủy sản thu mua được rất ít. Năm 2019, trung bình mỗi ngày thu mua thủy sản từ 500-700kg, nhưng hiện nay mỗi ngày chỉ thu mua được khoảng 100kg.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước sông Cửu Long đang xuống. Mực nước cao nhất ngày 26.9 trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,73m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,70m. Dự báo, mực nước sông Cửu Long sẽ lên theo triều, đến ngày 1.10, mực nước cao nhất tại Tân Châu ở mức 2,25m; tại Châu Đốc ở mức 2,20m. Mực nước này được xem là thấp hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm. Mực nước thấp, nguồn lợi thủy sản giảm, việc mưu sinh trong mùa lũ của người dân đầu nguồn sông Cửu Long dự báo càng thêm khó khăn.

Ông Đoàn Bình Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang) - cho hay: An Phú là huyện biên giới, phần lớn người dân sống dựa vào biên giới qua lại để mua bán, làm ăn và khai thác nguồn lợi từ mùa lũ. Nhưng mùa lũ năm nay, mực nước thấp cộng với nguồn lợi thủy sản khan hiếm khiến việc mưu sinh của người dân khá vất vả.

“Chỉ riêng tại huyện An Phú, khoảng 30-40% người dân đã đi khỏi địa phương với nhiều lý do, trong đó phần lớn là đến các khu công nghiệp tập trung để làm thuê” - ông Lâm nói.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Theo người dân đầu nguồn đi tìm cá trong mùa lũ kiệt

Thành Nhân |

Hàng năm, vào đầu tháng 8 âm lịch, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng không đê bao ở thượng nguồn sông Cửu Long. Năm nay đã giữa tháng 8, nước lũ vẫn chưa lên nổi những cánh đồng. Nguồn lợi thủy sản khan hiếm. Người dân vùng đầu nguồn chỉ đánh bắt cầm chừng, ngóng chờ mùa lũ. Một số người không bám trụ nổi đã rời quê đi xứ khác mưu sinh...

Nỗ lực giúp dân vùng biên giới khắc phục sau lũ quét

Thanh Chung |

Trận lũ quét sau bão số 5 vào sáng 18.9 khiến nhiều địa phương ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) bị thiệt hại nặng về giao thông, nhà cửa, ruộng vườn. Ngay khi bão tan, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng ở vùng biên giới huyện Tây Giang đã cùng với các địa phương nhanh chóng đến những khu vực bị thiệt hại nặng nề để khắc phục hậu quả, giúp người dân nhanh chóng khôi phục cuộc sống.

Hiện tượng La Nina khiến bão lũ nguy hiểm khó lường như thế nào?

Thảo Anh |

Mùa bão năm 2020 có xu hướng muộn hơn trung bình nhiều năm và diễn biến khó lường do tác động của trạng thái La Nina.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Theo người dân đầu nguồn đi tìm cá trong mùa lũ kiệt

Thành Nhân |

Hàng năm, vào đầu tháng 8 âm lịch, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng không đê bao ở thượng nguồn sông Cửu Long. Năm nay đã giữa tháng 8, nước lũ vẫn chưa lên nổi những cánh đồng. Nguồn lợi thủy sản khan hiếm. Người dân vùng đầu nguồn chỉ đánh bắt cầm chừng, ngóng chờ mùa lũ. Một số người không bám trụ nổi đã rời quê đi xứ khác mưu sinh...

Nỗ lực giúp dân vùng biên giới khắc phục sau lũ quét

Thanh Chung |

Trận lũ quét sau bão số 5 vào sáng 18.9 khiến nhiều địa phương ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) bị thiệt hại nặng về giao thông, nhà cửa, ruộng vườn. Ngay khi bão tan, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng ở vùng biên giới huyện Tây Giang đã cùng với các địa phương nhanh chóng đến những khu vực bị thiệt hại nặng nề để khắc phục hậu quả, giúp người dân nhanh chóng khôi phục cuộc sống.

Hiện tượng La Nina khiến bão lũ nguy hiểm khó lường như thế nào?

Thảo Anh |

Mùa bão năm 2020 có xu hướng muộn hơn trung bình nhiều năm và diễn biến khó lường do tác động của trạng thái La Nina.