Doanh nghiệp sản xuất ứng phó với biến động tỉ giá

LAN NHI |

Biến động tỉ giá cùng với những rào cản thị trường những tháng cuối năm 2022 đang tác động mạnh mẽ đến số lượng các đơn đặt hàng, hoạt động của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. 

Chủ động ứng biến

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM - cho biết, biến động tỉ giá khiến nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang khó khăn về xuất khẩu.

Hiện các doanh nghiệp ngành gỗ không dám nhập khẩu quá nhiều vì gặp tác động mạnh của giá đầu vào. Nếu đồng USD tăng giá cao, lãi suất ngân hàng cũng sẽ có xu hướng tăng, kéo theo các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận nguồn tín dụng nay lại càng thêm khó khăn, doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch chuyển hướng nhập khẩu từ những thị trường có nguyên liệu giá rẻ.

Lên kế hoạch trong quý IV/2022, phía Công ty Cổ phần Bánh kẹo Tràng An cũng dự kiến sẽ sản xuất khoảng 3.000 tấn bánh kẹo cung ứng cho thị trường trong nước. Nguyên liệu chính mà doanh nghiệp sử dụng là bột mì nhập khẩu nên trong bối cảnh tỉ giá liên tục biến động khiến giá bột mì có thể tăng từ 10-20%. Thay vì tự nhập khẩu, doanh nghiệp này phải xoay xở, tìm đến một nhà cung cấp chuyên nhập khẩu bột mì từ nước ngoài với số lượng lớn để tận dụng được ưu thế về giá thành.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may cũng đã chủ động chuyển đổi, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển, đồng thời thường xuyên đàm phán, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng mới nhằm đảm bảo duy trì sản xuất cuối năm.

Tiếp tục bám sát thị trường, đảm bảo sản xuất ổn định 

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều Ngân hàng Trung ương lớn đã đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều hành khi xung đột giữa Nga - Ukraina làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát, gây biến động tỉ giá lớn trên thị trường quốc tế và trong nước.

Trước áp lực Fed tăng lãi suất đồng USD, NHNN đã tiếp tục tăng biên độ tỉ giá giao ngay USD và VND. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2022, nền kinh tế có thể sẽ được bơm thêm thanh khoản tiền đồng và hạn chế cung ngoại tệ, giữ ổn định dự trữ ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán xuất nhập khẩu.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN phải điều chỉnh biên độ tỉ giá đồng thời nâng tỉ giá trung tâm là do hầu hết các đồng tiền trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD, trong đó có đồng Yên Nhật (40%), Euro và bảng Anh (30%), Trung Quốc (8%).

Việc này nhằm giảm cung ngoại tệ ra thị trường giúp cân bằng cung cầu về đồng USD, song cũng phần nào gây một số khó khăn với các công ty nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu sản xuất.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, nền kinh tế thế giới thời gian vừa qua có ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu trong khi giá cả thế giới tăng cao và có thể tiếp tục tăng nếu như diễn biến lạm phát thế giới chưa kiểm soát được.

Với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá, kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, NHNN không thể chủ quan với diễn biến của lạm phát và không thể chỉ kiểm soát lạm phát năm nay mà còn các năm sau, đó là mục tiêu kiên định trong dài hạn.

Đề cập đến nội dung này, GS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm 2022, áp lực về lạm phát không lớn nhưng lớn nhất chính là áp lực về kiểm soát tỉ giá.

Theo ông Cường, Việt Nam cần phải kiên định giữ tỉ giá, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với những biến động của thị trường. Nếu không ổn định được tỉ giá thì rất có thể dẫn đến nguy cơ dự trữ ngoại tệ chuyển thành dự trữ của cá nhân doanh nghiệp, sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối mặt với biến động tỉ giá

Lan Nhi |

Lạm phát toàn cầu gia tăng cùng với những biến động tỉ giá đang là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với biến động tỉ giá

THU GIANG |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đồng USD đang tăng giá trong thời gian qua đã giúp cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như da giày, dệt may, linh kiện điện tử, thủy sản... có thêm lợi thế trên thị trường vì phần lớn các đơn hàng, giao dịch đã được ký kết từ trước.

Biến động tỉ giá khiến doanh nghiệp lo lắng

THU GIANG |

Nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải ứng phó với các yếu tố bất định khi biến động tỉ giá có tác động lớn đến những khoản nợ vay, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhóm DN xuất nhập khẩu.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối mặt với biến động tỉ giá

Lan Nhi |

Lạm phát toàn cầu gia tăng cùng với những biến động tỉ giá đang là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với biến động tỉ giá

THU GIANG |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đồng USD đang tăng giá trong thời gian qua đã giúp cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như da giày, dệt may, linh kiện điện tử, thủy sản... có thêm lợi thế trên thị trường vì phần lớn các đơn hàng, giao dịch đã được ký kết từ trước.

Biến động tỉ giá khiến doanh nghiệp lo lắng

THU GIANG |

Nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải ứng phó với các yếu tố bất định khi biến động tỉ giá có tác động lớn đến những khoản nợ vay, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhóm DN xuất nhập khẩu.