Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nỗ lực đạt các mục tiêu tăng trưởng

Vũ Long |

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đang cao hơn 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nỗ lực phát triển.

Chính phủ không ngừng hỗ trợ để doanh nghiệp “vượt sóng”

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), trong thời gian qua, Chính phủ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh dịp cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 như: Chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Tính đến hết tháng 7, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước khoảng 89,2 nghìn tỉ đồng. Trong đó số tiền thuế gia hạn khoảng 43 nghìn tỉ đồng; số tiền miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 46,2 nghìn tỉ đồng. Đồng thời, tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Tính đến ngày 22.7.2022, gói hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 196,7 tỉ đồng hỗ trợ cho gần 340 nghìn người lao động đang làm việc trong 3,3 nghìn đơn vị sử dụng lao động; hỗ trợ 5,1 tỉ đồng cho gần 5000 người lao động quay trở lại làm việc tại khoảng 600 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện.

“Các chính sách, giải pháp chủ động, linh hoạt và kịp thời của Chính phủ đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì một mặt bằng tỉ giá, lãi suất hợp lý, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực đang chịu nhiều biến động, qua đó giúp xu hướng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển tích cực” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Số doanh nghiệp “hồi sinh” tăng gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui

Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và việc triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển doanh nghiệp kịp thời của Chính phủ cũng như nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp thời gian qua có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc.

Cũng theo Bộ KHĐT, trong 7 tháng năm 2022, số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường và nguồn vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế tăng mạnh với trên 130 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về quy mô, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt trên 3,3 triệu tỉ đồng, tăng trên 37% so với cùng kỳ năm 2021. Có 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, đáng chú ý là những tín hiệu tích cực từ sự phục hồi của các ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch: Dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 38,6%); dịch vụ việc làm; du lịch (tăng 33,3%); hoạt động dịch vụ khác (tăng 31,7%).

Cả 6 khu vực trên cả nước đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, 2 khu vực có sự gia tăng mạnh nhất là Đông Nam Bộ (35.683 doanh nghiệp, tăng 17,7%) và đồng bằng sông Hồng (26.925 doanh nghiệp, tăng 14,3%).

Tuy nhiên, Bộ KHĐT cũng thẳng thắn đánh giá: Số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng đáng kể nhưng tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động vẫn còn ở mức cao. Trong 7 tháng đầu năm 2022, có 94.575 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (56.014 doanh nghiệp, chiếm 59,2% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng năm 2022).

Mới đây, tại hội thảo “Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ KHĐT) phối hợp với Viện KonradAdenauer-Stiftung (KAS-CHLB Đức tại Việt Nam) đồng tổ chức, TS Lương Văn Khôi - Phó Giám đốc NCIF - cho rằng, mặc dù đã được khẳng định là khu vực kinh tế quan trọng, các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, tích lũy ít, nền tảng năng suất, khoa học công nghệ cũng như môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện. Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường tăng nhanh nhưng tổng quy mô tăng không tương ứng.

“Phát triển khu vực kinh tế tư nhân thời gian tới không chỉ là tăng nhanh số lượng doanh nghiệp, mà phải xây dựng được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân lớn, hùng mạnh, đủ năng lực cạnh tranh để vươn ra bên ngoài” - TS Lương Văn Khôi nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ lắng nghe hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ điểm nghẽn

Vương Trần |

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách.

Doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng lao động

ANH THƯ |

Mặc dù đã đăng tải thông tin tuyển dụng trên nhiều kênh khác nhau, song nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào thế khó, không tuyển được lao động như mong muốn. Cán cân cung - cầu lao động “vênh” nhau buộc cơ quan quản lý tăng cường công tác dự báo thị trường lao động, kết nối việc làm.

Doanh nghiệp ít đơn hàng, công nhân lo giảm thu nhập

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày ở khu vực TPHCM đang ít đơn hàng khiến cho công nhân lo lắng vì bị giảm thu nhập.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Chính phủ lắng nghe hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ điểm nghẽn

Vương Trần |

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách.

Doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng lao động

ANH THƯ |

Mặc dù đã đăng tải thông tin tuyển dụng trên nhiều kênh khác nhau, song nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào thế khó, không tuyển được lao động như mong muốn. Cán cân cung - cầu lao động “vênh” nhau buộc cơ quan quản lý tăng cường công tác dự báo thị trường lao động, kết nối việc làm.

Doanh nghiệp ít đơn hàng, công nhân lo giảm thu nhập

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày ở khu vực TPHCM đang ít đơn hàng khiến cho công nhân lo lắng vì bị giảm thu nhập.