Doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao

THU GIANG |

Với thị trường nhân công lớn, chính sách thương mại, đầu tư ngày càng mở rộng, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là một trong những lý do khiến thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

Lợi thế tất yếu 

Theo báo cáo của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio mới đây, thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng thêm 1,65 tỉ USD trong giai đoạn 2021 - 2025. Technavio nhận định, sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua.

Các chuyên gia cho rằng, việc những doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện nay là Intel và giờ là Samsung đang liên tục "để mắt" đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn được coi là bước tiến chưa từng có trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam.

Cùng chung xu hướng, nhiều công ty bán dẫn lớn trên thế giới cũng đang có ý định xác lập, đặt nhà máy tại Việt Nam như USI Electronics của Đài Loan (Trung Quốc); Renesas Electronics của Nhật Bản; Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỉ USD; Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam.

Đánh giá về môi trường đầu tư thuận lợi, ông Jimmy Goodrich - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA) nhận định, Việt Nam hiện có lợi thế về thị trường nhân công hơn hẳn Singapore và Malaysia. Trong trường hợp này, Việt Nam đang có một lợi thế rất lớn khác nữa đó là sự hiện diện của những "ông lớn" như Intel và giờ đây là thông báo mới từ Samsung, chứng minh đây là một môi trường tốt và an toàn cho sản xuất kinh doanh linh kiện bán dẫn.

Theo PGS-TS Lê Hoài Quốc (Chủ tịch Hội Tự động hóa TP.Hồ Chí Minh), từ nhu cầu liên tục gia tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn những năm gần đây ngày càng trở nên sôi động trong giới đầu tư. Nhất là khi các ngành sản xuất đang có xu hướng phát triển chậm lại do khan hiếm nguồn cung vi mạch như hiện nay thì đây cũng là cơ hội mới cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư vào ngành sản xuất này.

Thị trường hấp dẫn hàng đầu khu vực 

Dự báo của Tổ chức phi lợi nhuận World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) mới công bố cho thấy, thị trường ngành công nghiệp chất bán dẫn trên toàn thế giới đã đạt giá trị 527 tỉ USD vào năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng 8,8% vào năm 2022.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử, vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, khi chiếm bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Cụ thể, trong 8 tháng 2022, điện thoại và linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 39,6 tỉ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Christopher J Marriott - Tổng Giám đốc Savills Đông Nam Á - cho biết, trong những năm gần đây các khoản đầu tư vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng chuyển dịch vào lĩnh vực sản xuất, chuỗi cung ứng và trung tâm dữ liệu. Một trong những lợi thế lớn mà Việt Nam đang có được ở thời điểm hiện tại là năng lực sản xuất nhóm ngành công nghệ cao, khi chi phí sản xuất và logistic phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa đang ở mức rất hấp dẫn.

Ngoài ra, việc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu hàng hoá cũng bắt đầu cải thiện nhờ mạng lưới logistic, thúc đẩy các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.

“Khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực, có thể thấy chi phí đầu tư tại Việt Nam rất phù hợp. Trong khi chi phí tại các thị trường như Singapore, Trung Quốc hiện nay đều đã tăng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoại đang tìm đến những thị trường thay thế và Việt Nam đang làm rất tốt trong việc đón đầu các xu hướng đó, đặc biệt sau dịch COVID-19” - vị này nói thêm. 

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút vốn FDI nhờ lợi thế về nguồn lao động

P.V |

Đến nay, Việt Nam thu hút được 252 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm gần 60% tổng vốn FDI.

Thay đổi tư duy, năng lực để bắt nhịp với doanh nghiệp FDI

Hà Duyên |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phần lớn là vừa và nhỏ, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Nền kinh tế Việt Nam không thể hiện đại hóa thành công nếu chỉ dựa vào FDI

Thế Lâm |

TPHCM - Chiều 5.6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 tiếp tục với phiên thảo luận toàn thể - tọa đàm cấp cao “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút vốn FDI nhờ lợi thế về nguồn lao động

P.V |

Đến nay, Việt Nam thu hút được 252 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm gần 60% tổng vốn FDI.

Thay đổi tư duy, năng lực để bắt nhịp với doanh nghiệp FDI

Hà Duyên |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phần lớn là vừa và nhỏ, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Nền kinh tế Việt Nam không thể hiện đại hóa thành công nếu chỉ dựa vào FDI

Thế Lâm |

TPHCM - Chiều 5.6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 tiếp tục với phiên thảo luận toàn thể - tọa đàm cấp cao “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.