Điều kiện cho vay linh hoạt hơn để tiền chảy vào nền kinh tế

Mi Vân |

Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi ngược chiều so với các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới. Trong khi nhiều nước trên thế giới tăng lãi suất thì Việt Nam 4 lần hạ lãi suất điều hành. TS Cấn Văn Lực cho rằng, để dòng vốn tín dụng đi được vào trong cuộc sống, ngoài câu chuyện lãi suất hạ thì các ngân hàng cần linh hoạt hơn điều kiện cho vay.

Từ trạng thái siết chặt sang nới lỏng thận trọng

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng “Chính sách tiền tệ nên chuyển trạng thái từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”.

Giới phân tích dự báo sau khi tăng lãi suất lần cuối vào cuối tháng 7, FED sẽ bắt đầu giữ lãi suất đi ngang và dần giảm lãi suất về 3% vào năm 2025.

Mặc dù Chính phủ và các bộ ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên tín dụng tăng trưởng vẫn thấp. Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho rằng quan trọng nhất lúc này là tìm cách để vốn thẩm thấu vào nền kinh tế. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm 0,2%, lãi suất 1 tháng 0,6%, thanh khoản dư thừa, các ngân hàng sẵn sàng cho vay.

Việt Nam đi "ngược chiều gió" 

TS Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế cho rằng hiện Việt Nam đang phải đối mặt với hai cơn gió ngược. TS. Võ Trí Thành nói: "Cơn gió ngược thứ nhất đến từ sự suy giảm kinh tế thế giới, các đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam và mức độ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Cơn gió ngược thứ 2 là các điều kiện tài chính tiền tệ chưa bao giờ "ngặt nghèo" như hiện nay: Lãi suất, sức ép lên tỉ giá, lạm phát”.

Làm thế nào để đẩy nhanh độ trễ chính sách là điều thị trường quan tâm. TS Cấn Văn Lực cho rằng: “Ngân hàng Nhà nước không thể tiếp tục giảm lãi suất quá nhiều, quá mạnh, quá nhanh được. Quan sát trong 2 tháng vừa rồi cho thấy một số dòng tiền đã bắt đầu dịch chuyển từ kênh tiết kiệm riêng tư sang kênh chứng khoán”.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, để dòng vốn tín dụng đi được vào trong cuộc sống, ngoài câu chuyện lãi suất hạ thì các ngân hàng cần linh hoạt hơn điều kiện cho vay.

“Tuy nhiên linh hoạt hơn chứ không hạ chuẩn. Ví dụ, trước đây tài sản thế chấp phải là nhà cửa, phải là bất động sản nhưng bây giờ có thể là hàng tồn kho, đơn hàng tương lai, hợp đồng ký hợp tác... Bản thân doanh nghiệp cũng cần có những chuyển đổi, tái cơ cấu, hồ sơ minh bạch hơn và đặc biệt chứng minh có thể trả nợ trong tương lai, chứng minh được nỗ lực của mình” - TS Cấn Văn Lực cho biết.

Mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng hiện nay đã giảm tương đối so với đầu năm, mức giảm trung bình là 1,25 điểm % đối với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng

Hiện tỉ giá và lạm phát đều tương đối ổn định ở nửa đầu năm 2023.

Lạm phát bình quân trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng này là nhóm lương thực, thực phẩm và xây dựng, lần lượt là 1,4 điểm % và 1,2 điểm %. Ở chiều ngược lại, nhóm giao thông giúp lạm phát bình quân giảm 0,5 điểm %.

Tỉ giá USD/VND trên thị trường chính thức tăng 0,21% so với cuối năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước đã mua vào hơn 6 tỉ USD giúp dự trữ ngoại hối tăng lên hơn 91 tỉ USD.

Mi Vân
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Mỹ lại khởi sắc

Quý An (theo CNBC) |

Trước nguy cơ suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Tỷ giá USD tăng sau dữ liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD ghi nhận mức tăng khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy dấu hiệu phục hồi.

Yếu tố quan trọng để khởi nghiệp, kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn

Minh Ánh |

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng khởi nghiệp và kinh doanh bền vững nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên và phế thải trong sản xuất và kinh doanh. Đây là một xu thế mới trong nền kinh tế hiện đại, hướng tới tạo ra các giải pháp kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.

Tuyên giáo "đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết"

Minh Bằng |

Cách đây gần 60 năm, tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31.8.1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một cách ngắn gọn về công tác tuyên huấn, tuyên giáo. Bác đã nói: “Nhiệm vụ công tác Tuyên huấn có thể chia ra hai mặt: một mặt là làm sao mưu lợi cho đồng bào; một mặt nữa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào”.

Vơi nỗi lo tuổi già khi giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí từ 80 xuống 75

LƯƠNG HẠNH |

Với người lao động tự do ở độ tuổi "gần đất xa trời", không có lương hưu, không có tích luỵ, thì khoản tiền 500.000 đồng trợ cấp hưu trí với họ - là sự hỗ trợ, động viên vô cùng lớn.

Thêm một cú sốc làm trầm trọng hơn lạm phát giá lương thực

Khánh Minh |

Việc Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo có thể tác động đến giá gạo toàn cầu, gây lo ngại về lạm phát hơn nữa trên thị trường lương thực.

Thận trọng trước áp lực điều chỉnh sau chuỗi ngày thăng hoa của chứng khoán

Gia Miêu |

Việc thị trường chứng khoán liên tục bứt phá trong thời gian qua nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực chốt lời trong những phiên giao dịch đầu tháng 8.

Hô biến xe ô tô cũ thành xe "đẹp như mới" bằng thủ thuật tua công tơ mét

BẢO THOA - HẢI DANH |

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều cá nhân nhận "hóa phép", biến những chiếc xe ô tô cũ thành xe gần như mới cho khách hàng bằng cách tua công tơ mét để bán ra thị trường với giá siêu hời nhằm trục lợi. Cũng từ đây mà nhiều người dân có nhu cầu mua xe cũ nhưng không có kinh nghiệm đã bị lừa, để rồi mua phải những chiếc xe kém chất lượng.

Kinh tế Mỹ lại khởi sắc

Quý An (theo CNBC) |

Trước nguy cơ suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Tỷ giá USD tăng sau dữ liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ

Quý An |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD ghi nhận mức tăng khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy dấu hiệu phục hồi.

Yếu tố quan trọng để khởi nghiệp, kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn

Minh Ánh |

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng khởi nghiệp và kinh doanh bền vững nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên và phế thải trong sản xuất và kinh doanh. Đây là một xu thế mới trong nền kinh tế hiện đại, hướng tới tạo ra các giải pháp kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.