Điều chỉnh giá điện 3 tháng 1 lần - Bộ Công Thương phản hồi Báo Lao Động

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng thông tin thêm về đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần, khi dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trong đó, có nhiều ý kiến Bộ Công Thương phản hồi sau bài viết của Báo Lao Động.

Nhiều ý kiến của Báo Lao Động được phản hồi

Trong bài viết: "Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền" số ra ngày 7.8.2023, Báo Lao Động đăng tải ý kiến của chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình về việc khi điều chỉnh giá điện, cần lấy giá nguyên liệu để làm chuẩn. Ví dụ như Singapore lấy giá gas (xuất ở cảng Singapoore) làm chuẩn, ở Thái Lan cũng lấy giá gas làm chuẩn.

Còn ở Việt Nam, tính chất nguyên liệu có phát điện có đặc thù khác, do vậy, cần lấy giá than của Indonesia làm chuẩn.

Ý kiến của Bộ Công Thương cho rằng, các loại hình nhiệt điện ở Việt Nam, bao gồm nhà máy điện chạy than, nhà máy điện chạy dầu và tuabin khí. Do vậy, cần xem xét tới sự biến động của cả giá than, giá dầu và giá khí làm cơ sở tính toán sự thay đổi trong chi phí phát điện.

Đối với giá than: Giá than của các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu được tính toán trên cơ sở các chỉ số giá than thế giới, dùng để tham chiếu được quy định trong hợp đồng mua bán than hoặc hợp đồng mua bán điện của nhà máy đó.

Giá than của các nhà máy điện còn lại theo mức giá than hiện hành (than trong nước hoặc than pha trộn) được các doanh nghiệp cung cấp than, đó là Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam công bố.

Điện là mặt hàng quan trọng, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Ảnh: Nguyễn Tuấn
Điện là mặt hàng quan trọng, nhạy cảm, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân và các chỉ tiêu kinh tế. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Ý kiến của chuyên gia Đào Nhật Đình về việc điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ bảng giá mà có thể đặt ra phụ trợ nhiên liệu, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại, khi giá than giảm thì giá điện cũng phải giảm theo.

Bộ Công Thương cho hay, cơ chế điều chỉnh giá điện bao gồm 2 cơ chế. Đó là điều chỉnh hằng năm theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu và điều chỉnh trong năm theo biến động của chi phí khâu phát điện. Việc phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện.

Trong đó, chi phí khâu phát điện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN (hiện khoảng trên 80%) chi phí khâu phát điện phụ thuộc giá nhiên liệu, cơ cấu sản lượng điện (phụ thuộc vào tỉ trọng sản lượng điện các loại hình phát điện như thủy điện, nhiệt điện than - khí - dầu và năng lượng tái tạo).

Vì vậy cần xem xét tổng thể biến động của các yếu tố này tới chi phí phát điện như thế nào. Riêng về giá nhiên liệu, cần thiết phải xem xét biến động giá các loại nhiên liệu (than, dầu và khí) để phản ánh đầy đủ tác động đến chi phí phát điện.

Ngoài ra, do việc điều chỉnh giá điện cần thực hiện theo lộ trình, tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô - sẽ dẫn đến những khoản chi phí còn treo lại chưa được thu hồi trong lần điều chỉnh trước. Vì vậy, việc phân bổ các khoản chi phí còn treo này cũng cần được xem xét khi tính toán điều chỉnh giá điện ở các lần tiếp theo.

Điều chỉnh giá điện luôn được cân nhắc tránh tác động đến kinh tế vĩ mô

Ý kiến của PGS.TS kinh tế Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính trong bài báo của Báo Lao Động cho rằng hiện nay thị trường phân phối điện ở Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền. Nếu giao thẩm quyền cho EVN cứ 3 tháng 1 lần được điều chỉnh giá điện thì cần phải thận trọng trong việc xem xét.

Bộ Công Thương cho hay, quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN lập được quy định cụ thể với trách nhiệm chủ trì của Bộ Công Thương và trách nhiệm phối hợp của Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong đó, giá nhiên liệu được tính toán theo các chỉ số giá thế giới được quy định trong hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện và theo giá công bố của các doanh nghiệp cung cấp than trong nước.

Quyết định số 24 quy định cụ thể thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá điện ứng với các mức điều chỉnh cụ thể, trong đó EVN được quyền tự quyết định điều chỉnh khi giá điện giảm hoặc tăng từ 3% đến dưới 5% so với hiện hành.

Tuy nhiên, dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 cũng quy định khi việc điều chỉnh giá điện ảnh hưởng tới tình hình kinh tế vĩ mô thì cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến. Vì vậy, việc điều chỉnh giá điện luôn được cân nhắc để tác động đến kinh tế vĩ mô là không lớn.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục

Cường Ngô |

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng và giá điện sinh hoạt người dân chi trả cao hơn mức áp dụng với hộ sản xuất... là những bất cập được Đoàn giám sát nêu trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế giá điện để xử lý bất cập vẫn chưa hết loay hoay.

Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương cho rằng việc đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng là phù hợp. Chu kỳ xem xét điều chỉnh giá điện 3 tháng phù hợp với chu kỳ họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Nội dung này cũng đã được lấy ý kiến các bộ ngành và không có ý kiến phản đối.

Giá điện ở Nga rẻ bất ngờ

Khánh Minh |

Giá điện thấp khiến ngành công nghiệp Nga trở nên cạnh tranh hơn so với các đối thủ châu Âu.

Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Chung cư mini được mở lối thoát hiểm, tỉ lệ lấp đầy lại cao

Thu Giang |

Nhiều tòa chung cư mini ở phố Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã kín phòng cho thuê sau khi chủ nhà cấp tốc bổ sung, lắp đặt thang thoát hiểm sau vụ cháy trên phố Khương Hạ.

Cạm bẫy từ các chiêu trò chào mời xoá nợ xấu trên mạng

Minh Ánh |

Dù không hề có cơ chế xóa nợ, che nợ xấu, nhưng nhiều người dân vẫn mắc bẫy, tin vào những lời quảng cáo dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng xã hội.

Yêu cầu dừng khai thác, nhiều sân bóng vẫn hoạt động trong Công viên Hà Đông

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Nhiều sân bóng vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp yêu cầu dừng khai thác, cho thuê mặt bằng khu đất tại khu quy hoạch Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Tranh cãi của Lisa, Siwon ở Việt Nam và quyền lực của cộng đồng fan Kpop

Huyền Chi |

Những đơn vị liên quan đến ồn ào khi Lisa và Siwon đến Việt Nam đều phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị dư luận phản ứng gay gắt.

Lộ nhiều bất cập, giá điện vẫn loay hoay tìm hướng khắc phục

Cường Ngô |

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng và giá điện sinh hoạt người dân chi trả cao hơn mức áp dụng với hộ sản xuất... là những bất cập được Đoàn giám sát nêu trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế giá điện để xử lý bất cập vẫn chưa hết loay hoay.

Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương cho rằng việc đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng là phù hợp. Chu kỳ xem xét điều chỉnh giá điện 3 tháng phù hợp với chu kỳ họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Nội dung này cũng đã được lấy ý kiến các bộ ngành và không có ý kiến phản đối.

Giá điện ở Nga rẻ bất ngờ

Khánh Minh |

Giá điện thấp khiến ngành công nghiệp Nga trở nên cạnh tranh hơn so với các đối thủ châu Âu.