Diện tích canh tác ngô công nghệ sinh học tăng gấp 26 lần trong 6 năm

Vũ Long |

Diện tích canh tác ngô theo công nghệ sinh học đã tăng đều qua các năm và đến nay đã tăng 26 lần so với năm 2015.

Chiều 7.4, phát biểu tại hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ Sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách về ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, hướng tới đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững…

Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04.3.2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã xác định công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống Cây trồng Việt Nam cũng thông tin: Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Tại Việt Nam, cây trồng công nghệ sinh học đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ 2014 trên cây ngô.

"Việc đưa các giống công nghệ sinh học thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước" - ông Trần Xuân Định nói.

Thực tế trong nhiều năm qua, tổng diện tích canh tác ngô công nghệ sinh học khoảng 92.000 hécta, chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô cả nước. Đặc biệt, tỉ lệ tăng trưởng hai con số về mặt diện tích trong các năm gần đây cho thấy mức độ chấp nhận của nông dân đối với công nghệ này đang tăng.

"Nếu như vào năm 2015, tỉ lệ ứng dụng còn khiêm tốn khoảng 3.500 hécta chiếm chưa tới 1% tổng diện tích; tới nay diện tích ứng dụng đã tăng hơn 26 lần. Chỉ so sánh riêng giai đoạn 2018 – 2019, tỉ lệ tăng trưởng là 86%"- ông Định cho biết.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản chế biến

TẠ QUANG - HOÀNG NHÃ |

Ngày 30.03, Tại trường Đại học Cần Thơ đã diễn chương trình hội thảo khoa học và công nghệ cấp bộ về "Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản chế biến nông thuỷ sản vùng Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)" hội nghị góp phần giảm tải tổn thất, đi theo hướng phát triển bền vững.

Thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ

Phạm Đông - Ái Vân |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu cơ chế thu hút người tài luôn là “điểm nghẽn”, là “nút thắt” cần được khắc phục, khơi thông để có thể thực hiện thành công yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Đột phá công nghệ, chuyển đổi số: Việt Nam sẽ có những tập đoàn mang tầm quốc tế

Văn Nguyễn ghi |

Kết luận tại sự kiện “Đối thoại 2045” tổ chức tuần qua tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận khát khao cháy bỏng của cộng đồng doanh nghiệp về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ niềm tin mãnh liệt rằng sau 25 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ với thương hiệu mạnh mang tầm quốc tế.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

ĐBSCL: Phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản chế biến

TẠ QUANG - HOÀNG NHÃ |

Ngày 30.03, Tại trường Đại học Cần Thơ đã diễn chương trình hội thảo khoa học và công nghệ cấp bộ về "Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản chế biến nông thuỷ sản vùng Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)" hội nghị góp phần giảm tải tổn thất, đi theo hướng phát triển bền vững.

Thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ

Phạm Đông - Ái Vân |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu cơ chế thu hút người tài luôn là “điểm nghẽn”, là “nút thắt” cần được khắc phục, khơi thông để có thể thực hiện thành công yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Đột phá công nghệ, chuyển đổi số: Việt Nam sẽ có những tập đoàn mang tầm quốc tế

Văn Nguyễn ghi |

Kết luận tại sự kiện “Đối thoại 2045” tổ chức tuần qua tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận khát khao cháy bỏng của cộng đồng doanh nghiệp về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ niềm tin mãnh liệt rằng sau 25 năm nữa, Việt Nam sẽ xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ với thương hiệu mạnh mang tầm quốc tế.