Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Việt Nam có thể đứng đầu về điện gió tại Châu Á 

Bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) đánh giá, với hơn 3.200km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển điện gió ngoài khơi.

Vận tốc gió trung bình năm ở độ cao 100m có thể lên tới 9 – 10m/s tại nhiều vùng biển Việt Nam. Chỉ tính riêng các vùng biển xung quanh đảo Phú Quý hay Bạch Long Vĩ, công suất đặt có thể lên tới 38GW mỗi vùng.

“Với hơn 3.000km bờ biển và một số khu vực có lượng gió lớn nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam được coi là thị trường triển vọng nhất cho điện gió ngoài khơi” – bà Ngô Thị Tố Nhiên cho biết.

Như vậy, với nguồn vốn nước ngoài đang tăng lên, Việt Nam dự kiến vào năm 2021 sẽ lắp đặt các dự án điện gió cả ngoài khơi lẫn trong đất liền nhằm nâng công suất lên 1GW.

Kỳ vọng EVFTA mang lại cơ hội phát triển điện gió

Theo Tiến sĩ Dư Văn Toán - Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 142.000km2, độ sâu từ 0m - 60m, có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt.

Theo số liệu tốc độ gió, vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s. Hiện nay, trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100 MW đã hoạt động cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2025, lên tới 1.000 MW hay 3 tỉ kWh/năm.

Các trang trại tuabin gió tại Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tuabin 50 năm. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu đạt 76 tỉ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 1.000MW sẽ lên tới gần 760 tỉ/năm.

Siêu dự án Thăng Long ngoài khơi Bình Thuận với công suất 3,4GW đang trong quá trình nghiên cứu khả thi từ năm 2019 và có thể hoàn thành trước năm 2030, sẽ mang lại vị trí hàng đầu về điện gió ngoài khơi cho Việt Nam.

Cũng theo Tiến sĩ Dư Văn Toán, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã ban hành như Nghị quyết 55, Nghị quyết 36 về phát triển năng lượng tái tạo biển, điện gió ngoài khơi, năng lương sóng, thủy triều và hải lưu. Khi Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, các nguồn vốn lớn và công nghệ điện gió ngoài khơi từ EU sẽ dễ dàng tham gia phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

“Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam có tiềm năng, đột phá đi đầu ASEAN, trở thành một trung tâm điện gió ngoài khơi lớn của thế giới, thúc đấy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ, tương lai xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang khu vực ASEAN và các khu vực lân cận” – Tiến sĩ Dư Văn Toán kỳ vọng.

Cần chính sách quốc gia về điện gió

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có tổng công suất gió ước tính khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cao gấp 6 lần công suất dự kiến của ngành điện vào năm 2020 và lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW).

Nhiều chuyên gia năng lượng tái tạo cùng chung ý kiến, Nhà nước cần phải có các chính sách quốc gia về điện gió ngoài khơi; sớm xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển điện gió ngoài khơi; có quy hoạch không gian biển cho phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam đi kèm với Chiến lược quốc gia về Phát triển năng lượng gió biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện được khung thể chế chính sách quốc gia về cấp phép, thẩm định, đánh giá tác động môi trường, giao thuê biển, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi và các năng lượng biển khác...

Ngày 25.11.2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược nêu rõ mục tiêu từng bước nâng cao tỉ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Đến năm 2030, phát triển, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.

Vụ ngư dân phản ứng dự án điện gió: Di dời 4 trụ tuabin

NHẬT HỒ |

Chủ đầu tư đã thống nhất di dời 4 trụ điện gió tại cửa biển Gành Hào, giáp ranh với huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) và huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau). Đây là những trụ điện gió bị người dân phản ánh có khả năng ảnh hưởng đến luồng lạch, an toàn cho tàu thuyền khi ra vào cửa biển Gành Hào.

Hà Tĩnh đề xuất bổ sung quy hoạch dự án điện gió hơn 4.900 tỉ đồng

TRẦN TUẤN |

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng vừa có văn bản số 98 trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Dự án 3 nhà máy điện gió với tổng vốn đầu tư hơn 4.900 tỉ đồng vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.

Vụ ngư dân phản ứng dự án điện gió: Di dời 4 trụ tuabin

NHẬT HỒ |

Chủ đầu tư đã thống nhất di dời 4 trụ điện gió tại cửa biển Gành Hào, giáp ranh với huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) và huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau). Đây là những trụ điện gió bị người dân phản ánh có khả năng ảnh hưởng đến luồng lạch, an toàn cho tàu thuyền khi ra vào cửa biển Gành Hào.

Hà Tĩnh đề xuất bổ sung quy hoạch dự án điện gió hơn 4.900 tỉ đồng

TRẦN TUẤN |

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng vừa có văn bản số 98 trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung Dự án 3 nhà máy điện gió với tổng vốn đầu tư hơn 4.900 tỉ đồng vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).