"Điểm mặt, chỉ tên" những đơn vị để xảy ra thiếu điện

Cường Ngô |

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường chia sẻ với Lao Động, Bộ Công Thương, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, nhưng để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thiếu điện "nước đến chân mới nhảy", Quốc hội cần vào cuộc

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra tình huống thiếu điện. Ông nhận định thế nào về trách nhiệm của các đơn vị thuộc EVN khi không đảm bảo đủ điện cho sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh?

- Hiện EVN đã yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến công tác tính toán, dự báo nhu cầu; huy động tổ máy; điều tiết, điều độ, vận hành hệ thống điện; điều hành thị trường điện.

Công ty Mua bán điện (EVNEPTC), Ban quản lý các dự án điện 1, 2, 3, Trung tâm dịch vụ sửa chữa (EVNPSC) và các công ty, nhà máy điện trực thuộc EVN cũng được yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan... tôi cho rằng điều này là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Còn nếu EVN đã tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cấp dưới thực hiện nhưng không làm được thì mới xét đến trách nhiệm của họ.

Tại sao lại thiếu điện, thưa ông?

Cuối tháng 4, EVN đã dự báo miền Bắc có thể thiếu 1.600-4.900 MW trong mùa khô. Việc thiếu điện không còn là nguy cơ nữa khi một số nơi đã thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) là đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống điện. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của A0; ở đây họ có những chuyên gia điện giỏi nhất, lương cao nhất, có nhiệm vụ vận hành hệ thống điện ổn định, không để xảy ra các sự cố điện.

Khi A0 vận hành hệ thống điện, thị trường điện thì phải dự báo trước những khó khăn về điều kiện thời tiết, nguyên vật liệu đầu vào, nguồn cung, từ đó đưa ra các giải pháp để không xảy ra tình trạng thiếu điện.

Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra việc thiếu điện, điều này chứng tỏ A0 "nước đến chân mới nhảy".

Rất nhiều thuỷ điện trên cả nước những ngày qua xảy ra tình trạng thiếu nước, về mực nước chết. Tại sao không có các kịch bản từ nhiều tháng trước để có biện pháp xử lý ngay.

Thiếu nước, rồi lại thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện, điều này do năng lực quản lý của A0 không tốt. Nếu dự báo tốt, có kế hoạch từ trước sẽ không bị động như hiện tại.

Những trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của A0, phải báo cáo lãnh đạo EVN, Bộ Công Thương, từ đó Bộ Công Thương báo cáo lên Chính phủ để Chính phủ điều hành. Ngoài ra, nhiều nhà máy điện cũng sửa chữa, bảo dưỡng, ảnh hưởng đến công tác vận hành.

TS Ngô Đức Lâm. Ảnh: Anh Tuấn
TS Ngô Đức Lâm. Ảnh: Anh Tuấn

Có ý kiến cho rằng, Quốc hội cũng cần vào cuộc để giám sát việc thanh tra tình hình cung ứng điện, ý kiến của ông như thế nào?

Việc thanh tra tình hình cung ứng điện là điều rất tốt để xem các khâu, các đơn vị vướng mắc, khó khăn ở đâu, để có biện pháp xử lý. Nếu bộ phận làm tốt sẽ được Nhà nước động viên, khuyến khích; còn làm không tốt, có khuyết điểm, thanh tra sẽ có đề xuất xử lý. Việc này là bình thường.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, việc thanh tra tình hình cung ứng điện không chỉ do Chính phủ, Bộ Công Thương làm, mà Kiểm toán Nhà nước cũng cần vào cuộc.

Đặc biệt, Quốc hội cũng cần có đoàn giám sát việc này. Sau thanh tra đó, Quốc hội cần xem xét, đánh giá lại số liệu, kết quả, báo cáo đó có đúng không? Bên cạnh đó, nếu có những khuyết điểm lớn, cơ quan phòng chống tham nhũng, công an cũng cần vào cuộc để xem xét.

Bộ Công Thương có trách nhiệm cụ thể thế nào trong việc để xảy ra thiếu điện, thưa ông?

- Cứ đến mùa hè ở miền Bắc năm nào cũng điệp khúc thiếu điện cũng trở thành bài ca liên hồi, khiến người dân, doanh nghiệp không chịu nổi. Nhiều doanh nghiệp không thể sản xuất vì không có điện, có doanh nghiệp vụt mất hợp đồng vì thiếu điện để sản xuất.

Ngoài trách nhiệm của EVN, thì trách nhiệm Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng rất lớn. Hai cơ quan này có vai trò chỉ đạo, điều hành các đơn vị trực thuộc như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với nhau để đảm bảo đủ điện cho sản xuất.

Để thiếu điện, chứng tỏ các bộ ngành chưa đôn đốc thường xuyên, chưa sát sao trong việc chỉ đạo, điều hành.

Thiếu điện, lỗi do sự yếu kém trong vận hành

Quy hoạch Điện VIII đã ban hành, nhưng không thể đầu tư nguồn ngày một ngày hai. Như vậy, có khả năng thiếu điện vài năm nữa, thưa ông?

- Tôi cho rằng, sẽ thiếu điện! Lấp đầy khoảng trống thiếu điện là chưa thể làm ngay được. Cho nên, không thể kỳ vọng có quy hoạch là đủ điện ngay.

Thứ nhất, những dự án chuyển tiếp từ Quy hoạch Điện VII điều chỉnh sang Quy hoạch Điện VIII, rất nhiều dự án chậm tiến độ. Những nhà máy này lẽ ra phải hoàn thành sớm trong giai đoạn 2021-2023 sẽ không thiếu nguồn, nhưng đến giờ vẫn chưa làm được.

Thứ hai, Quy hoạch Điện VIII với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo và xuất nhập khẩu điện được yêu cầu thực hiện từ năm 2019 nhưng sau gần 4 năm từ lúc khởi thảo xây dựng thì đến ngày 15.5.2023, quy hoạch này mới chính thức được phê duyệt.

Do vậy, việc thực hiện các dự án theo Quy hoạch Điện VIII sẽ chậm hơn dẫn đến thiếu các dự án nguồn điện. Bên cạnh đó, đường truyền tải làm được ngay không; Thủ tục cho điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” như thế nào cũng là những câu hỏi lớn.

Do vậy, Nhà nước phải ráo riết đôn đốc các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nguồn điện, giải quyết, gỡ khó các vướng mắc về thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính.

Việc đầu tư nguồn điện chậm tiến độ, các doanh nghiệp thường nói do thủ tục, vậy lý do này ông thấy có thuyết phục?

Tôi nghĩ không thuyết phục, bởi hiện nay khó nhất là cơ chế giá chuyển tiếp các dự án điện mặt trời, điện gió có vướng mắc về cơ chế giá đã tạm thời được giải quyết.

Cụ thể, Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích (giá FIT) điện mặt trời đã hết hiệu lực từ ngày 31.12.2020. Quyết định 39 về giá FIT cho điện gió cũng hết hiệu lực từ ngày 31.10.2021.

Song, vừa qua, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã thống nhất được phương án giá mua điện tạm thời (chưa bao gồm thuế GTGT) với hàng chục dự án năng lượng tái tạo.

Hiện nay, tổng công suất đặt của hệ thống điện vào khoảng gần 80.000 MW, nhưng công suất khả dụng chỉ hơn 45.000 MW. Trong khi năm 2023, đỉnh phụ tải có thể lên tới gần 49.000 MW. Vậy cần bao nhiêu MW thì đủ điện cho đất nước, thưa ông?

- Về nguyên tắc, nguồn điện chủ động (nguồn ổn định) phải lớn hơn phụ tải đỉnh từ 10-20%. Tức là Việt Nam cần ít nhất 54.000 MW nguồn chủ động mới cảm thấy an toàn.

Quy hoạch Điện VIII đã tính đủ nguồn điện chủ động, nhưng tại sao thiếu điện, là do thuỷ điện thiếu do thiếu nước, năng lượng tái tạo chưa thống nhất giá kịp thời, nên thiếu hụt gần 5.000 MW; hay các dự án nhiệt điện gặp sự cố.

Đây là lỗi chủ quan, thể hiện sự yếu kém trong công tác vận hành, không phải do quy hoạch.

Do vậy, thời gian tới cần huy động mọi nguồn lực, các giải pháp kỹ thuật để duy trì độ sẵn sàng các nhà máy, tổ máy nhiệt điện và đẩy nhanh thời gian khắc phục sự cố. Cùng đó, ngành điện đẩy nhanh đưa các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp vào vận hành.

Xin cảm ơn ông!

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Để thiếu điện, EVN truy trách nhiệm đơn vị thành viên

Khương Duy |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị thành viên là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện; Ban quản lý dự án điện 1, 2, 3; Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN; Các công ty/nhà máy điện trực thuộc EVN; các ban của EVN yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu điện.

Tin 20h: Ông lớn FDI làm việc với EVN vì lo thiếu điện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.6: Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu; Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN; Vì sao không đưa phương pháp xác định giá đất vào dự thảo Luật Đất đai?...

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Bóng chuyền nam Việt Nam dừng bước ở bán kết AVC Challenge Cup

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam để thua 1-3 trước Thái Lan ở bán kết, qua đó không thể góp mặt ở trận chung kết AVC Challenge Cup 2023.

Vịnh Hạ Long mênh mông, tuyệt đẹp, sao cứ “nhốt” du khách trên tàu?

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, việc 3 tàu nghỉ đêm ngày 12.7.2023 tự ý đưa du khách vào bãi cát Bàn Chân giữa vịnh Hạ Long để du khách vui chơi là sai. Nhưng, việc này một lần nữa làm “nóng” lại các kiến nghị của cộng đồng những người làm du lịch và cả du khách từ nhiều năm nay, rằng không thể cứ “nhốt” du khách trên tàu trong tour 2-3 ngày lênh đênh trên vịnh Hạ Long.

Hà Nội: Lắp hộp cứu hỏa vào cụm dân cư nhưng không đưa chìa mở khóa

QUỲNH TRANG - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, tại nhiều tổ dân phố trên địa bàn TP Hà Nội đã được triển khai và lắp đặt mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”. Tuy nhiên, nhiều hộp đựng dụng cụ chữa cháy, cứu hỏa sau khi đã lắp đặt lại trong tình trạng không có dụng cụ chữa cháy hoặc nếu có lại bị khóa chặt, khiến người dân không thể sử dụng khi cần.

Bí thư Khánh Hòa nói về dự án 72 triệu USD: Ai không làm, sợ sai báo tôi

Hữu Long |

Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang (Dự án CCSEP Nha Trang) chậm tiến độ, đối mặt nguy cơ hủy thầu, đền bù. Sốt ruột trước việc dự án chậm tiến độ, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh nêu quan điểm, các cơ quan ban ngành nếu sợ sai, không làm việc thì báo cáo ông.

Học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Đại học Vinh sẽ cấp bằng cho học viên

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, Trường Đại học Vinh cho biết sẽ cấp bằng cho học viên trong tuần tới.

Để thiếu điện, EVN truy trách nhiệm đơn vị thành viên

Khương Duy |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị thành viên là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện; Ban quản lý dự án điện 1, 2, 3; Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN; Các công ty/nhà máy điện trực thuộc EVN; các ban của EVN yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu điện.

Tin 20h: Ông lớn FDI làm việc với EVN vì lo thiếu điện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.6: Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu; Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN; Vì sao không đưa phương pháp xác định giá đất vào dự thảo Luật Đất đai?...

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.