Điểm 39 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Châu Âu

Vũ Long |

Tham gia Hiệp định Thương mại Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA), EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại thị trường này.

39 sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Từ 1.8.2020, Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) được thực thi, mở ra nhiều cánh cửa sáng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU bảo hộ.

Theo Bộ Công Thương, trong nội dung thực hiện các cam kết giữa hai bên, về mặt sở hữu trí tuệ, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Việt Nam đề nghị 41 chỉ dẫn địa lý và được EU chấp nhận 39 địa chỉ). Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là hàng rau quả (chiếm 49%), còn lại sản phẩm cây công nghiệp - chế biến: Chiếm 15%, thủy sản và chế biến từ thủy sản: 13%, sản phẩm khác: 13%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết bảo hộ tới 169 chỉ dẫn địa lý của EU. Các sản phẩm được bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý của EU sản phẩm chủ yếu là rượu và phomat, rất ít các sản phẩm tươi sống.

Theo nhận định của ông Vũ Xuân Trường - Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, EVFTA hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho EU cũng như Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan đến nông sản, thực phẩm - đây cũng là cơ hội để các sản phẩm chủ lực của Việt Nam có thể gia nhập thị trường EU và khẳng định thương hiệu tại thị trường này.

39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Nguồn: Bộ Công Thương
39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Nguồn: Bộ Công Thương

Việt Nam còn quá ít sản phẩm tham gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo thống kê đến 6.9.2019, có 75 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam; trong đó có 69 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý nước ngoài. Nguyên nhân khiến số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ chưa nhiều bởi ý thức của người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng trong việc bảo vệ danh tiếng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa cao; đặc thù quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khu vực địa lý phân tán nên sản phẩm không đồng đều; hệ thống kiểm soát, chứng nhận sản phẩm chưa có kinh nghiệm, thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn…

Trong khi đó, nếu được bảo hộ sở hữu trí tuệ, giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy, khi được bảo  hộ chỉ dẫn địa lý,  cam Cao Phong có giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%;  nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%, chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%...

Theo ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), để vào được thị trường EU, các sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. EU có hàng loạt quy định, yêu cầu của họ rất khắt khe, nhất là các quy định về các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thực phẩm.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU phải đạt hai loại chứng nhận cơ bản là GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) và chứng nhận HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn, tương tự hệ thống quản lý chất lượng ISO).

Theo tiêu chuẩn GlobalGap (với trên 200 tiêu chí), người sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát từ khâu canh tác đến thu hoạch, chế biến bao gồm toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất như làm sạch đất, chọn giống cây trồng vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Ngoài ra, GlobalGap cũng đề cập đến các tiêu chí khác như: Phúc lợi cho người lao động, độ tuổi lao động, lao động trẻ em, vấn đề bảo vệ môi trường...

Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam, bởi hiện nay, tỉ lệ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam mới chủ yếu theo tiêu chuẩn VietGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam) và số lượng các sản phẩm theo mô hình này còn chưa nhiều.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tỏi Lý Sơn được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý

Thanh Chung |

Tỏi Lý Sơn vừa được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý nhằm chống mạo danh và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân ở huyện đảo này.

Doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều thách thức về sở hữu trí tuệ

ĐẶNG TIẾN |

Nếu không nhận thức rõ các quy định về việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thủ tục kiểm soát đặc biệt và có nguy cơ, sẽ phải chịu gánh nặng đối với tranh chấp, kiện tụng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) - Các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KHCN tổ chức ngày 27.8.

Sở hữu trí tuệ trong EVFTA, doanh nghiệp "dính đòn" nếu lơ mơ

Thuỳ Dung |

Hiệp định EVFTA mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU, tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tỏi Lý Sơn được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý

Thanh Chung |

Tỏi Lý Sơn vừa được cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý nhằm chống mạo danh và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân ở huyện đảo này.

Doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều thách thức về sở hữu trí tuệ

ĐẶNG TIẾN |

Nếu không nhận thức rõ các quy định về việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thủ tục kiểm soát đặc biệt và có nguy cơ, sẽ phải chịu gánh nặng đối với tranh chấp, kiện tụng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) - Các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KHCN tổ chức ngày 27.8.

Sở hữu trí tuệ trong EVFTA, doanh nghiệp "dính đòn" nếu lơ mơ

Thuỳ Dung |

Hiệp định EVFTA mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU, tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.