Địa phương cần câu trả lời rõ ràng khi phát triển nhà máy điện hạt nhân

Cường Ngô |

Để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân, theo Ủy ban Kinh tế đánh giá. Tuy nhiên, vấn đề phát triển điện hạt nhân vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Làm điện hạt nhân, không chấp nhận rủi ro

Đề xuất chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận được Chính phủ trình Quốc hội vào cuối 2009, với dự kiến xây dựng hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại huyện Thuận Nam và Ninh Hải, tổng công suất 4.000 MW. Tổng đầu tư dự kiến ban đầu 200.000 tỉ đồng.

Sau 7 năm chuẩn bị, tháng 11.2016, Quốc hội quyết định dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tiếp theo. Điều này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và bảo đảm an ninh hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát.

Để phát triển loại năng lượng này, theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội "cần được đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng". Trước mắt, cần có chủ trương của Đảng; từ đó tính toán quy hoạch điện hạt nhân và nghiên cứu tái khởi động dự án ở Ninh Thuận vào thời điểm thích hợp", Uỷ ban Kinh tế nhận xét.

Tại Nghị trường Quốc hội, ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc tạm dừng dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không đồng nghĩa với huỷ bỏ xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Không có cơ sở để huỷ bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

"Địa điểm này đã được các đối tác nghiên cứu rất kỹ, thấy rằng Ninh Thuận là địa điểm phù hợp nhất cho việc phát triển điện hạt nhân, không có địa điểm nào phù hợp hơn" - ông Diên nói.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quochoi
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quochoi

Trao đổi với Lao Động, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Việt Nam cho biết, cùng với sự phát triển của đất nước, đồng nghĩa nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng lên và thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26, Việt Nam cần chuyển đổi rất mạnh mẽ các nguồn năng lượng, từ hoá thạch sang năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, năng lượng tái tạo như thuỷ điện không còn nhiều dư địa phát triển; năng lượng gió, mặt trời không ổn định. Vậy, câu hỏi đặt ra cần nguồn năng lượng ổn định để chạy nền cho các nguồn năng lượng tái tạo.

"Việc khởi động lại điện hạt nhân cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, các cơ quan chuyên môn đánh giá năng lượng của Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Làm điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, nếu không an toàn thì không làm, không chấp nhận rủi ro", GS Cường cho hay.

GS Hoàng Văn Cường. Ảnh: V.T
GS Hoàng Văn Cường. Ảnh: V.T

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho Lao Động biết, việc Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040, điều này có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

"Khả thi là bởi nước ta có tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tốt, học hỏi kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia đầu tư điện hạt nhân. Tôi đồng tình, ủng hộ thực hiện dự án điện hạt nhân sau năm 2040", ông Đồng nói.

Cần câu trả lời rõ ràng

Dù vậy, việc giữ hay bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận cũng còn nhiều ý kiến trái chiều. Tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội giải quyết dứt điểm việc này và đề nghị xoá bỏ quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận. Đồng thời tạo ra một quy hoạch mới cho Ninh Thuận để trở thành một vùng du lịch sinh thái, có chuyển động về kinh tế và cuộc sống được nâng lên bằng quy hoạch mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho rằng, từ khi Trung ương có chủ trương đến triển khai dự án điện hạt nhân ở địa phương, chính quyền và người dân đều tán thành, ủng hộ, thậm chí đồng ý khi Quốc hội dừng chủ trương đầu tư dự án năm 2016.

"Tuy nhiên từ khi Quốc hội quyết định dừng hai dự án điện hạt nhân, chúng tôi chưa rõ sẽ tiếp tục triển khai trong tương lai hay không", ông Nam nói.

Vì lý do này nên toàn bộ hoạt động đầu tư, xây dựng hạ tầng liên quan đời sống người dân ở hai nơi này không được thực hiện. Vướng quy hoạch nên tỉnh không thể triển khai, bố trí vốn cho dự án ở đây do không đủ cơ sở pháp lý.

Lãnh đạo chính quyền Ninh Thuận cho rằng, một khi chủ trương rõ ràng sẽ giúp địa phương thêm cơ sở thuận lợi triển khai những vấn đề liên quan.

Đơn cử, nếu Trung ương quy hoạch 50 năm tới mới xây nhà máy điện hạt nhân, thời gian chờ đợi tỉnh sẽ tính toán cấp phép đầu tư các dự án phù hợp, như du lịch sinh thái, không xây công trình kiên cố. Nếu quy hoạch 30 năm mới xây, địa phương sẽ tính đầu tư ở mức độ khác.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Công Thương: Tạm dừng không có nghĩa huỷ bỏ xây dựng điện hạt nhân

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc tạm dừng quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không đồng nghĩa với huỷ bỏ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và không có cơ sở để huỷ bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Đề xuất phát triển điện hạt nhân, Đại biểu Quốc hội nói "rất khả thi"

Nhóm PV |

Để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân, theo Ủy ban Kinh tế đánh giá. Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng "khả thi" khi phát triển điện hạt nhân sau năm 2040.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bộ trưởng Công Thương: Tạm dừng không có nghĩa huỷ bỏ xây dựng điện hạt nhân

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc tạm dừng quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không đồng nghĩa với huỷ bỏ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và không có cơ sở để huỷ bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Đề xuất phát triển điện hạt nhân, Đại biểu Quốc hội nói "rất khả thi"

Nhóm PV |

Để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân, theo Ủy ban Kinh tế đánh giá. Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng "khả thi" khi phát triển điện hạt nhân sau năm 2040.