Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Đến 2025, công nghiệp hỗ trợ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của Hưng Yên

H.A |

Để phát triển công nghiệp bền vững, đi vào chiều sâu, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp trong nước, đưa công nghiệp của địa phương tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Đến nay, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh đã từng bước hình thành sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 300 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục công nghiệp ưu tiên phát triển, tập trung hình thành khá rõ nét trong 6 lĩnh vực: Cơ khí chế tạo; thiết bị điện, điện tử; dệt, may; da giày; sản xuất và lắp ráp ô tô; công nghiệp công nghệ cao, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Điển hình như Công ty TNHH Kyocera Việt Nam (Yên Mỹ) chuyên sản xuất linh kiện gốm điện tử, thiết bị viễn thông, chế tác đồ trang sức; Công ty TNHH LTK Việt Nam (Văn Lâm) hoạt động sản xuất pin và ắc quy, sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe… có thị trường tại Nhật Bản… Một số doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp đã hình thành liên kết ngành và chuỗi giá trị như sản xuất sợi, dệt nhuộm vải, hoàn thiện sản phẩm vải để sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH Semapo Vina, Công ty TNHH San Ma Ru Vina.

Theo Bộ Công Thương, định hướng của tỉnh Hưng Yên, đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành công nghiệp trong nước. Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

Cụ thể: Đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo, đến năm 2025, định hướng sản xuất khuôn mẫu, dập, đúc, đồ gá, gia công chính xác, chi tiết máy các loại và linh kiện, thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp đạt sản lượng 500 - 600 nghìn sản phẩm các loại; thép chế tạo đạt khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm các loại. Đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1.000 - 1.200 nghìn sản phẩm và thép chế tạo đạt 250 - 300 tấn sản phẩm các loại.

Đối với lĩnh vực thiết bị điện, điện tử, định hướng đến năm 2025, sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch điện tử đạt sản lượng 12 - 15 triệu sản phẩm các loại… Đến năm 2030, sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch điện tử đạt sản lượng từ 19-21 triệu sản phẩm các loại.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may: Đến năm 2025, sản xuất xơ, sợi các loại đạt 30 - 40 nghìn tấn; vải dệt các loại đạt 65 - 70 triệu m2; chỉ thêu các loại đạt sản lượng 20-21 nghìn tấn; các sản phẩm cúc dập, khuy séc, nhãn mác, bao bì, giặt mài công nghiệp, vải bạt, dệt nhựa... đạt 100 - 150 triệu sản phẩm các loại.

Đến năm 2030, sản xuất xơ, sợi đạt 55 - 60 nghìn tấn; vải dệt các loại đạt 100 - 115 triệu m2; chỉ, thêu các loại đạt sản lượng 28 - 30 nghìn tấn; các sản phẩm cúc dập, khuy séc, nhãn mác, bao bì, giặt mài công nghiệp, vải bạt, dệt nhựa... đạt 230 - 235 triệu sản phẩm các loại.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ da giầy, đến năm 2025, sản xuất đế, mủ giầy đạt 18,5 -20 triệu đôi; phụ liệu cho ngành giầy đạt 20 - 30 tấn sản phẩm.

Đến năm 2030, sản xuất đế, mũ giầy đạt 24,0 - 25,5 triệu đôi; phụ liệu cho ngành giầy đạt 50 - 60 tấn sản phẩm.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất và lắp ráp xe ôtô, đến năm 2025, sản xuất động cơ và chi tiết động cơ ôtô đạt 1 triệu - 1,2 triệu sản phẩm các loại; khung, thân, vỏ, cửa xe đạt 7.500 - 8.500 sản phẩm; dây điện, cụm điện các loại đạt 9 triệu - 10 triệu sản phẩm; linh kiện nhựa, cao su cho ôtô đạt khoảng 16 nghìn tấn.

Đến năm 2030, sản xuất động cơ và chi tiết động cơ ôtô đạt 1,8 triệu - 2 triệu sản phẩm các loại; khung, thân, vỏ, cửa xe đạt 15 nghìn - 17 nghìn sản phẩm; dây điện, cụm điện các loại đạt 17 triệu - 18,5 triệu sản phẩm; linh kiện nhựa, cao su cho ôtô đạt khoảng 25 nghìn tấn.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, đến năm 2025, sản xuất được các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử, chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao, cơ khí chính xác để phát triển các thiết bị thông minh, thiết bị ngành y tế, rô bốt công nghiệp và phục vụ cho các ngành khác.

Đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng; phần mềm và ứng dụng phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng; hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

H.A
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày gặp khó, công nhân thiếu việc

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành giày da, ngành gỗ lâm vào tình trạng thiếu đơn hàng khiến cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng, thị trường lao động cũng trở nên ảm đạm khi các doanh nghiệp này có xu hướng ngưng tuyển lao động.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Giải pháp tăng tỉ lệ nội hóa trong sản xuất ôtô

Hương Hà |

Triển lãm chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ, ôtô, xe máy năm 2022 sẽ diễn ra tới đây, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn được cho là cơ hội để công nghiệp hỗ trợ ôtô của Việt Nam giới thiệu tới các bạn hàng lớn trên thế giới.

Đẩy nhanh giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước “cất cánh"

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày gặp khó, công nhân thiếu việc

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành giày da, ngành gỗ lâm vào tình trạng thiếu đơn hàng khiến cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng, thị trường lao động cũng trở nên ảm đạm khi các doanh nghiệp này có xu hướng ngưng tuyển lao động.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Giải pháp tăng tỉ lệ nội hóa trong sản xuất ôtô

Hương Hà |

Triển lãm chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ, ôtô, xe máy năm 2022 sẽ diễn ra tới đây, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn được cho là cơ hội để công nghiệp hỗ trợ ôtô của Việt Nam giới thiệu tới các bạn hàng lớn trên thế giới.

Đẩy nhanh giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước “cất cánh"

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.