Đề xuất cân đối lại mùa vụ để đáp ứng đủ các phân khúc lúa gạo Việt Nam

Vũ Long |

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam lại nhập tới gần 1 triệu tấn gạo do phân khúc gạo chất lượng trung bình đang thiếu hụt.

Gạo nhập "thua" gạo xuất

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) nhấn mạnh: Mỗi năm Việt Nam sản xuất được khoảng 43 triệu tấn thóc, ngoài đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, chăn nuôi, làm giống, dự trữ trong nước..., mỗi năm nước ta còn dư khoảng 6-7 triệu tấn phục vụ xuất khẩu.

Với mức xuất khẩu đạt từ 6,2-6,5 triệu tấn/năm, hàng năm xuất khẩu gạo mang lại cho Việt Nam khoảng 3-3,5 tỉ USD, đóng góp vào tăng trương GDP của ngành nông nghiệp và toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế là trong thời gian qua, song song với việc xuất khẩu gạo, có hiện tượng nhiều doanh nghiệp đang nhập khẩu lúa gạo về chế biến và đưa ra thị trường. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng năm 2021, Việt Nam đã nhập về gần 1 triệu tấn gạo, trong đó hơn 72% là gạo Ấn Độ.

Mặc dù chưa có số liệu 10 tháng năm 2022, nhưng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, 6 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu sang Việt Nam trên 1,7 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 900.000 tấn gạo thành phẩm. Số lượng lúa xuất khẩu này đạt trị giá hơn 336 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Câu hỏi đặt ra là, việc nhập khẩu lúa gạo có ảnh hưởng đến người nông dân trồng lúa trong nước không, khi nguồn cung trong nước rất dồi dào? Gần 1 triệu tấn gạo được ồ ạt nhập về có khiến gạo Việt dành để xuất khẩu bị ứ đọng do dư thừa quá mức?

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quang Hòa – CEO Dương Vũ Rice cho hay, Việt Nam nhập khẩu gạo phẩm cấp thấp chủ yếu là để làm bún, bánh, làm thức ăn chăn nuôi, không phải để xuất khẩu sang các thị trường khác như Châu Phi, Philippines vì thực tế gạo Ấn Độ không thể cạnh tranh được với chất lượng gạo Việt Nam.

Xuất khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam vẫn ổn định. Ảnh: Vũ Long
Xuất khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam vẫn ổn định. Ảnh: Vũ Long

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV cũng cho hay, gạo phẩm cấp thấp để làm bánh, bún, chế biến thức ăn chăn nuôi… Khi người dân chuyển dần sang sản xuất phân khúc chất lượng cao thì gạo cấp thấp lại thiếu. Hơn nữa, trồng gạo phẩm cấp thấp giá rẻ, không có lãi nên nông dân bỏ dòng gạo này, nên phải nhập khẩu.

Còn về thông tin gạo Campuchia "tràn" vào Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, hiện nay nông dân nước ta tập trung trồng các giống lúa chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu, giảm các loại lúa cho gạo phẩm cấp thấp. Trong khi đó, một số thị trường châu Phi, Trung Đông, Philippines… thích nhập nhiều loại gạo trắng thông dụng. Vì thiếu hụt nguồn cung ở phân khúc này nên các công ty Việt Nam sang Campuchia mua, hợp tác thuê đất trồng lúa rồi thu hoạch đem về Việt Nam chế biến, xuất khẩu.

Đề xuất "chuyển sang trồng trở lại lúa cấp thấp"

Theo Bộ Công Thương, việc nhập khẩu gạo tăng mạnh như đã diễn ra trong năm 2021, cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ có khả năng ảnh hưởng hoạt động sản xuất - kinh doanh lúa gạo; sản xuất thức ăn chăn nuôi, bia, rượu và các sản phẩm từ gạo như bún, bánh… tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất trong nước và có thể gián tiếp ảnh hưởng an ninh lương thực, an ninh kinh tế - xã hội.

Vì thế, cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Nhiều doanh nhân ngành lúa gạo cũng cho rằng, việc nhập khẩu gạo quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến người trồng lúa trong nước. Bên cạnh đó, cần  xem xét việc cân đối lại mùa vụ trong nước, tại các vùng lúa 3 vụ chất lượng cao kém hiệu quả thì chuyển sang trồng trở lại lúa cấp thấp để bù cho sản lượng gạo cấp thấp đang phải nhập khẩu.

Ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam cũng nhấn mạnh: "Cần có các giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ để ngành lúa gạo trong nước phát triển cân đối, không thể để khi cơ cấu sản xuất lúa gạo trong nước mất cân đối rồi mới cuống cuồng các giải pháp chắp vá".

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5-6,6 triệu tấn

Phong Nguyễn |

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam ước đạt 5,443 triệu tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK ước đạt 2,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều khả năng XK gạo Việt Nam năm 2022 vượt kế hoạch đề ra.

Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt đứng đầu thế giới

CƯỜNG NGÔ |

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại ngũ cốc đang tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả sản lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2022. Đây là cơ hội chưa từng có để đưa mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt lên dẫn đầu thế giới.

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) mang lại.

Nhập nhằng nguồn gốc dâu tây Mộc Châu giá rẻ

Bảo Thoa - Đức Trung |

Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên - nơi cung cấp dâu tây cho rằng giá dâu tây Mộc Châu ở thời điểm hiện tại đắt hơn khoảng 3 - 4 lần so với dâu tây Trung Quốc đang bán trên thị trường. Vì vậy, đã có không ít người bán trà trộn dâu Trung Quốc gắn mác dâu Mộc Châu để kiếm lợi nhuận.

Chân dung tân Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Lê Tiến Dũng

Đức Mạnh |

Ông Lê Tiến Dũng sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ ngày hôm nay (2.3).

Vụ trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung: Sẽ xử lý dứt điểm

Huân Duy |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Trục lợi đất công tại công viên Phần mềm Quang Trung", Sở Xây dựng TPHCM cho biết, vụ việc đang được tiếp tục xử lý sai phạm dứt điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TPHCM.

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Bóng đá Việt Nam cùng huấn luyện viên Troussier: Định hình bước đầu mục tiêu World Cup

TAM NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sớm định hình những vấn đề quan trọng cho bóng đá Việt Nam giai đoạn mới.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5-6,6 triệu tấn

Phong Nguyễn |

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam ước đạt 5,443 triệu tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK ước đạt 2,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều khả năng XK gạo Việt Nam năm 2022 vượt kế hoạch đề ra.

Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt đứng đầu thế giới

CƯỜNG NGÔ |

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại ngũ cốc đang tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả sản lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2022. Đây là cơ hội chưa từng có để đưa mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt lên dẫn đầu thế giới.

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) mang lại.