Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp

Minh Ánh |

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ, thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng.

Theo TTXVN, tối 20.3, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20.3.2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo về thị trường vàng miếng và thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ.

Lãnh đạo NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện.

Theo đó, từ năm 2014 đến nay cơ quan này chưa đấu thầu bán vàng miếng, tăng cung trên thị trường. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế ở mức cao.

Ngoài NHNN, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Vietcombank, Agribank đã phát biểu ý kiến liên quan đến Nghị định 24/2012; hoạt động kinh doanh vàng miếng, nhập khẩu vàng; công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu vàng qua biên giới…

Sau khi nghe các báo cáo và các ý kiến, phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu NHNN theo chức năng, nhiệm vụ của mình theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu thị trường vàng trong và ngoài nước, đánh giá đúng tình hình, làm rõ nguyên nhân, để có các giải pháp phản ứng kịp thời, hiệu quả để xử lý tình hình trong hiện tại và tương lai.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh NHNN phải đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng lại các quy định của pháp luật hiện nay, nhất là các nội dung liên quan tới Nghị định số 24/2012/NĐ-CP…

Bên cạnh đó, đề nghị NHNN và các bộ ngành thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trong Công điện số 23 về quản lý thị trường vàng vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

NHNN được yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nội dung trên trong tháng 3.2024.

Trước đó, Báo Lao Động có loạt bài "Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế”, phản ánh những bất cập trong việc quản lý thị trường vàng của Việt Nam hiện nay. Có thời điểm giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đến khó hiểu, xuất hiện tình trạng nhập lậu vàng, trốn thuế gây thất thoát ngân sách, mạng lưới phân phối bị bóp nghẹt… Nguyên nhân là do thị trường vàng Việt Nam đang không hội nhập, liên thông với thế giới.

Bài viết cũng chỉ ra những bất cập trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập kỷ trôi qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay.

Đặc biệt, việc SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia khiến các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Từ góc độ người tiêu dùng, việc độc quyền một thương hiệu vàng khiến quyền lợi người dân bị ảnh hưởng. Người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua, bán, tích lũy bằng vàng miếng SJC. Chính sách cho độc quyền vàng đã làm cho thị trường vàng bị đẩy lên cực điểm, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao.

Điều này khuyến khích nhập khẩu lậu vàng vào Việt Nam. Hệ quả chung là, người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đều chịu thiệt. Thị trường vàng Việt Nam đang đi thụt lùi so với thế giới vì thiếu những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược.

Khẳng định trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn, loạt bài của Báo Lao Động đã đề xuất các giải pháp để “cởi trói” cho thị trường vàng, trả vàng về cho thị trường vận hành, từ đó giúp nguồn “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những bất cập của thị trường vàng, ngày 28.12.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1426/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua, ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, rà soát khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức... Tổng kết thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Phá bỏ độc quyền vàng miếng, ai được hưởng lợi?

Đức Mạnh |

Nếu sửa đổi Nghị định 24, bỏ độc quyền vàng, thị trường vàng tại Việt Nam sẽ vận hành bám sát hơn với thế giới, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp sẽ góp phần giảm tình trạng vàng nhập lậu, chảy máu ngoại tệ, thất thu ngân sách.

Tin sáng: Độc quyền vàng miếng, thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 23.2: Bóc mẽ chiêu lừa tinh vi của dịch vụ hút bể phốt; Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị truy tố ở mức khung hình phạt nào?; Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh;...

Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh

Đức Mạnh |

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên có trường hợp phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, lại tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Bộ GDĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bích Hà |

Kì thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26-29.6 tới.

Xác minh thông tin Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị lừa mất hơn 100 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Liên quan thông tin Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa đảo số tiền nhiều tỉ đồng, chiều 22.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Giang Hương - Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, hiện nay vụ việc đang được Công an tỉnh Đồng Nai làm rõ.

Tin 20h: Giá vàng tiếp tục giảm, chuyên gia khuyên người mua thận trọng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 22.3: Tâm sự của những tiểu thương bám trụ lại chợ Mai Động trước ngày "khai tử'"; Chùa lớn bậc nhất Nghệ An không báo cáo thu chi tiền công đức; Giá vàng tiếp tục giảm...

Nga tấn công dữ dội chưa từng thấy vào đập thủy điện lớn nhất Ukraina

Ngọc Vân |

Nga đánh trúng đập thủy điện lớn ở Ukraina trong cuộc tấn công mà Kiev nói là lớn nhất vào cơ sở hạ tầng năng lượng nước này.

Sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo ở Quảng Ngãi để công việc không ách tắc

VIÊN NGUYỄN |

Sau khi nhiều lãnh đạo chủ chốt ở Quảng Ngãi - bị bắt giam, các cơ quan chức năng sẽ sớm kiện toàn các chức danh này nhằm đảm bảo công việc không ách tắc.

Phá bỏ độc quyền vàng miếng, ai được hưởng lợi?

Đức Mạnh |

Nếu sửa đổi Nghị định 24, bỏ độc quyền vàng, thị trường vàng tại Việt Nam sẽ vận hành bám sát hơn với thế giới, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp sẽ góp phần giảm tình trạng vàng nhập lậu, chảy máu ngoại tệ, thất thu ngân sách.

Tin sáng: Độc quyền vàng miếng, thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 23.2: Bóc mẽ chiêu lừa tinh vi của dịch vụ hút bể phốt; Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị truy tố ở mức khung hình phạt nào?; Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh;...

Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh

Đức Mạnh |

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên có trường hợp phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, lại tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.