Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Đẩy nhanh giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước “cất cánh"

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ-chìa khóa phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo các chuyên gia kinh tế, ở tầm vĩ mô, phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp giảm nhẹ kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất, qua đó, giúp hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa.

Ông Trương Thanh Hoài – Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, nâng cao giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.

Trong các ngành dệt may, da giày, 64% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 3% cung cấp cho doanh nghiệp FDI), 9% xuất khẩu và 27% cung cấp cho cả hai thị trường; trong các ngành cao su, nhựa, hóa chất, số doanh nghiệp cung cấp cho trường trong nước chiếm 52% và hoàn toàn cho xuất khẩu là 4%, 44% còn lại cung cấp cho cả hai thị trường; trong ngành điện tử có 44% doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước (trong đó 22% cung cấp hoàn toàn cho FDI), 16% cung cấp cho thị trường xuất khẩu và 40% số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu...

Hỗ trợ, ưu tiên để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đang còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ôtô, xe máy… hầu như chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đi kèm, đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có trình độ công nghệ khá thấp, năng lực quản lý, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế... Hiện nay, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9.000.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghệ hỗ trợ Hà Nội, Việt Nam chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Đây là con số quá thấp khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Là một trong những khu công nghiệp lớn của cả nước, tỉnh Bình Dương hiện có hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ, gồm dệt may, da giày, chế biến gỗ và cơ khí. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, nguồn cung từ các DN trong nước chỉ đáp ứng được từ 40-45% cho ngành dệt may, da giày, 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ôtô dưới 9 chỗ, 15% cho điện tử, tin học, viễn thông, 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao.

Để ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Bình Dương đã hình thành Khu công nghiệp (KCN) tại huyện Bàu Bàng với quy mô trên 1.000ha, ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.

Đến nay, đã có nhiều dự án về công nghiệp hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trên thế giới được triển khai tại KCN này. Điển hình là dự án nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ôtô với vốn đầu tư lên tới 1 tỉ USD của Tập đoàn Kolon (Hàn Quốc) nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất ôtô.

Dự án nhà máy chuyên sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm của Công ty Cổ phần Tetra Park Bình Dương (Singapore), có vốn đầu tư đăng ký 124 triệu USD tại KCN VSIP II...

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (88%), thiếu thông tin thị trường và cơ hội tiếp cận khách hàng. Xét theo chuỗi giá trị, tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may, da giầy và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất.

Tỉ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được các ưu đãi, hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước vẫn còn khá thấp, chỉ đạt khoảng 17%.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Vũ Long |

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022 diễn ra từ ngày 5-6.7.2022 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt giao thương với doanh nghiệp Nhật.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nguy cơ thiếu lao động có tay nghề cao

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian ngưng trệ do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao. 

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Vũ Long |

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022 diễn ra từ ngày 5-6.7.2022 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt giao thương với doanh nghiệp Nhật.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nguy cơ thiếu lao động có tay nghề cao

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian ngưng trệ do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao.