Đẩy mạnh phòng vệ thương mại, bảo hộ nông sản trong nước

Vũ Long |

Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo hộ nông sản trong nước đã được áp dụng trong 11 tháng của năm 2020.

Triển khai hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong 11 tháng qua, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 21 biện pháp phòng vệ thương mại, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường...

Trong số đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng 7 biện pháp chống bán phá giá, 5 biện pháp tự vệ và 1 biện pháp chống lẩn tránh biện pháp tự vệ.

Theo ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, thực tế cho thấy các biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng đều đem lại hiệu quả tích cực cho các ngành sản xuất trong nước, giúp ngành khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững và từng bước phát triển các ngành sản xuất trong nước liên quan.

Cần các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mía đường trước tình trạng bán phá giá. Ảnh: Trần Lưu
Cần các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mía đường trước tình trạng bán phá giá. Ảnh: Trần Lưu

“Hầu hết các hàng hóa là đối tượng áp dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại là những mặt hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia” – ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh.

Bảo hộ mía đường Việt Nam trước tình trạng bán phá giá

Đối với mặt hàng mía đường, thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO, Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1.1.2020.

Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan cho ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, trong 9 tháng đầu năm đạt gần 1.064.766 tấn, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 206.600 tấn). Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu, chiếm 89,7% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam với gần 960.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 chỉ là 182,132 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).

Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800.000 tấn, sụt giảm so với 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019.

Ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam.

Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9.2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, tháng 6.2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tại sao doanh nghiệp Việt hay bị kiện phòng vệ thương mại?

Trang Mạc |

“Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng dính vào những vụ việc phòng vệ thương mại quốc tế nhiều hơn”, đó là nhận định của ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương.

Gần 200 mặt hàng Việt bị kiện phòng vệ thương mại, ứng phó thế nào?

Cường Ngô |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, thì xu thế sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo hộ sản xuất trên thế giới tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.

Chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường nhập từ Thái Lan

Vũ Long |

Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tại sao doanh nghiệp Việt hay bị kiện phòng vệ thương mại?

Trang Mạc |

“Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng dính vào những vụ việc phòng vệ thương mại quốc tế nhiều hơn”, đó là nhận định của ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương.

Gần 200 mặt hàng Việt bị kiện phòng vệ thương mại, ứng phó thế nào?

Cường Ngô |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, thì xu thế sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo hộ sản xuất trên thế giới tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.

Chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường nhập từ Thái Lan

Vũ Long |

Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan.