Đẩy mạnh đầu tư công để khơi thông dòng tiền chảy vào nền kinh tế

Phan Anh - Đức Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, đưa nền lãi suất về mức hỗ trợ trước đại dịch COVID-19, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Theo các chuyên gia, ngoài giảm lãi suất, để tiền chảy vào nền kinh tế, việc hỗ trợ doanh nghiệp cần sự phối hợp cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn

Ngân hàng cần nghiên cứu nới các điều kiện vay, hạ thêm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời hơn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ... đây là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với ngành ngân hàng, trong buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 6.7.

Sau chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, các tổ chức tín dụng đang tích cực giảm lãi suất và hiện mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022. Do chính sách có độ trễ nên các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Về phía các doanh nghiệp, trước nỗ lực hạ mặt bằng lãi suất của ngành ngân hàng, doanh nghiệp cho biết, vẫn khó tiếp cận vốn.

Chia sẻ với PV Lao Động, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội nói: “Việc giảm lãi suất chỉ giải quyết được phần nào chứ chưa mang lại hiệu quả cao. Một số chính sách chỉ đạo là thế nhưng xuống các ngân hàng lại chưa triển khai được ngay. Việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp hiện vẫn rất khó khăn khi ngân hàng yêu cầu hồ sơ đẹp, không nợ xấu nhưng tài sản đảm bảo của chúng tôi lại bị định giá thấp".

Chủ doanh nghiệp này tiết lộ trong thời gian qua, có những tài sản từng được định giá 10 tỉ đồng nay chỉ còn một nửa. Tài sản thuê đất hàng năm nhưng ngân hàng lại không giải ngân do nhà máy chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, việc chứng minh nguồn vốn, dòng tiền cũng gặp khó khăn.

Thực tế chỉ ra từ đầu năm đến ngay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, đưa nền lãi suất về mức hỗ trợ trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên sự liên thông giữa lãi suất trên thị trường 1 (lãi suất giữa các định chế tài chính với doanh nghiệp và dân cư), thị trường 2 (lãi suất liên ngân hàng) chưa chặt chẽ. Do đó mới dẫn đến thực trạng tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 4,03%.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến hết tháng 6, các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động từ 0,7 đến 0,8%. Lãi suất cho vay bình quân đã giảm từ 1 đến 2%. Nói “ế tiền" cũng không hẳn mà nguyên nhân nằm ở tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm.

Không vay ở ngân hàng này có thể tìm ngân hàng khác

Đại diện phía doanh nghiệp, bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội - cho biết, có việc tiếp cận vốn khó khăn nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng không có phương án sản xuất rõ ràng, cụ thể.

"Khi doanh nghiệp có nhu cầu, phương án sản xuất kinh doanh tốt thì chắc chắn ngân hàng sẽ tiếp cận. Bản chất doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu, thiếu rất nhiều mặt" - bà Ngân lí giải.

Đồng quan điểm, ông Ngô Bình Nguyên - Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) - cũng cho rằng, nút thắt chủ yếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương án kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, quản trị dòng tiền vẫn bị lẫn lộn giữa tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân.

Về phía ngân hàng, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - cho biết: "Nếu nói tăng trưởng tín dụng thấp là do hệ thống ngân hàng siết thì không phải. Chúng tôi muốn cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng cầu nền kinh tế hấp thụ vốn thấp nên nhu cầu vay giảm sâu. Ngành ngân hàng là ngành cạnh tranh khốc liệt với nhiều tổ chức tín dụng. Do đó nếu doanh nghiệp không tiếp cận được ngân hàng này thì có thể sang ngân hàng khác vay do khẩu vị rủi ro của mỗi bên khác nhau" - ông Lâm nói thêm.

Đẩy mạnh đầu tư công để dòng tiền chảy vào nền kinh tế (ảnh minh họa). Ảnh: Phan Anh
Đẩy mạnh đầu tư công để dòng tiền chảy vào nền kinh tế (ảnh minh họa). Ảnh: Phan Anh

Thị trường cần thêm thời gian và sự kiên nhẫn

Ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tại Chứng khoán BSC - cho biết, giải ngân vốn đầu tư công chậm so với tiến độ đồng nghĩa sẽ có một lượng tiền không đi vào lưu thông mà nằm trong Kho bạc Nhà nước. Chính điều này sẽ làm hẹp dư địa điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

"Trong bối cảnh hiện tại, việc đẩy tăng trưởng tín dụng mà không hạ các tiêu chuẩn tín dụng là việc không dễ dàng. Nhưng chính các tiêu chuẩn tín dụng lại là chốt chặn cho dòng tiền đi vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế vào các lĩnh vực rủi ro cao.

Ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu lớn của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, chính sách tài khóa phối hợp nhuần nhuyễn với chính sách tiền tệ trên cơ sở đề cao tính kỷ luật vẫn sẽ là cách thức tiếp cận phù hợp, mới có thể chặn được vòng xoáy suy giảm của tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng" - chuyên gia bình luận.

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho các ngân hàng
Để khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, chiều 10.7, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các ngân hàng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục nghiêm túc tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17.1.2023 của Thống đốc NHNN về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023; tập trung thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, qua đó tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn hoạt động của các ngân hàng…

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các ngân hàng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời theo dõi, rà soát tình hình tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống những tháng cuối năm để có giải pháp điều hành phù hợp.

Phan Anh - Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 11 tháng: Chọn SCB, NCB hay ABBank?

Khương Duy |

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 11 tháng ghi nhận quanh mức từ 5% - 7,6%/năm. Trong đó, nhóm những ngân hàng có lãi suất cao như: NCB, ABBank, NCB...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9.7: Danh sách top lãi suất cao nhất hiện tại

Trà My |

Lãi suất ngân hàng hôm nay: Lãi suất cao nhất lên tới 11,5%. Tổng hợp lãi suất tiết kiệm Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, VPBank... mới nhất.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 8 tháng: 3 ngân hàng dẫn đầu nhóm lãi cao

Khương Duy |

Lãi suất ngân hàng dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 8 tháng dao động quanh ngưỡng 5% - 7,9%.Trong đó, một số ngân hàng có lãi suất cao nhất có thể kể đến CB, ABBank, VPBank, NamABank...

Trung tâm đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng ế khách

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh hiện có 17 trung tâm đăng kiểm với 33 dây chuyền hoạt động có khả năng tiếp nhận khoảng 1.980 xe/ngày, nhưng thực tế chỉ có khoảng 1.355 xe/ngày tới đăng kiểm, đạt chưa tới 70% năng lực đáp ứng. Hiện nay, tình trạng đăng kiểm ùn ứ đã hết, thay vào đó nhiều trung tâm đăng kiểm vắng khách.

Vụ tấn công ở Đắk Lắk có chỉ đạo, tiếp tay của thế lực nước ngoài

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan vụ tấn công ở Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, đã bắt trên 90 đối tượng, truy nã đặc biệt 5 đối tượng.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện tăng, các giường bệnh viện chật kín

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nếu như tuần trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhi đang điều trị thì trong tuần này có đến 200 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện.

Người dân khiếp sợ với tình hình giao thông quanh nút giao Mai Dịch

Tô Thế - Phúc Đạt |

Hà Nội - Các tuyến đường xung quanh nút giao Mai Dịch những ngày này thường xuyên xảy ra ùn tắc, không kể giờ cao điểm hay thấp điểm. Một số người dân đã phải đứng chờ ven đường để vãn xe mới dám đi qua nút giao này.

Hai bị cáo được xác định đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Blue Sky cùng Lê Hồng Sơn - đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, song tại toà cho rằng không nhớ.

Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 11 tháng: Chọn SCB, NCB hay ABBank?

Khương Duy |

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 11 tháng ghi nhận quanh mức từ 5% - 7,6%/năm. Trong đó, nhóm những ngân hàng có lãi suất cao như: NCB, ABBank, NCB...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9.7: Danh sách top lãi suất cao nhất hiện tại

Trà My |

Lãi suất ngân hàng hôm nay: Lãi suất cao nhất lên tới 11,5%. Tổng hợp lãi suất tiết kiệm Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, VPBank... mới nhất.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 8 tháng: 3 ngân hàng dẫn đầu nhóm lãi cao

Khương Duy |

Lãi suất ngân hàng dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 8 tháng dao động quanh ngưỡng 5% - 7,9%.Trong đó, một số ngân hàng có lãi suất cao nhất có thể kể đến CB, ABBank, VPBank, NamABank...