Đăng ký công nhận lại, nhiều sản phẩm OCOP gặp khó

Hoàng Bin |

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam hết hạn công nhận hạng sao đang gặp khó khi đăng ký công nhận lại.

Khó công nhận sản phẩm 4 sao OCOP

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam có 89 sản phẩm hết hạn công nhận hạng sao OCOP (chương trình “mỗi xã một sản phẩm”), nhưng chỉ có khoảng 30 sản phẩm đăng ký công nhận lại. Nguyên nhân là do bộ tiêu chí mới công nhận sản phẩm OCOP có nhiều thay đổi, yêu cầu cao và mất nhiều thời gian để làm hồ sơ, khiến nhiều chủ thể gặp khó khi đăng ký công nhận lại.

Sản phẩm từ quế Trà My, Quảng Nam được nâng tầm thương hiệu từ khi đạt chuẩn 4 sao OCOP. Ảnh: Hoàng Bin.
Sản phẩm từ quế Trà My, Quảng Nam được nâng tầm thương hiệu từ khi đạt chuẩn 4 sao OCOP. Ảnh: Hoàng Bin.

Ông Hứa Đại Dương, hợp tác xã (HTX) Địch Yên (xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước) cho biết, theo Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP, thì sản phẩm Bánh tráng lề Địch Yên (sản phẩm 4 sao) chưa đáp ứng tiêu chí về nhãn hiệu tập thể.

Cụ thể, thời gian từ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến khi cấp giấy chứng nhận từ 16 đến 18 tháng trở lên, khiến HTX rất khó để giữ được chuẩn 4 sao. Điều này gây nhiều bất lợi, vì nếu bị tụt sao phân hạng sẽ gây hiểu nhầm đối với một số khách hàng, ảnh hưởng đến thành quả thương mại sản phẩm đã tạo dựng lâu nay.

Sản phẩm bánh tráng lề Địch Yên gặp khó trong thủ tục công nhận lại OCOP 4 sao. Ảnh: Hoàng Bin.
Bánh tráng lề Địch Yên (Tiên Phước) gặp khó trong thủ tục công nhận lại OCOP 4 sao. Ảnh: Hoàng Bin.

Tương tự, ông Võ Tấn Sanh, giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Đào, huyện Thăng Bình cho hay, dù đã đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nếp Hương Lân Trường Giang và dầu mè đen nguyên chất Bình Đào gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa được công nhận, khiến sản phẩm không thể nâng lên 4 sao. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển và vươn ra thị trường của sản phẩm.

Cần sớm gỡ vướng

Năm 2023, Quảng Nam đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển, nâng cấp 333 sản phẩm đã được công nhận, trong đó ít nhất 70% sản phẩm 3 sao trở lên và khoảng 10 - 15 sản phẩm 4 sao, nhưng qua kiểm tra thực tế, đánh giá lại không đạt.

Theo ông Võ Hưng, Phó Trưởng phòng Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam), qua ghi nhận thực tế ở các chủ thể và so sánh với Bộ tiêu chí đánh giá trước đây, phần lớn những khó khăn, vướng mắc nằm ở quy mô sản xuất và điều kiện về chứng nhận sở hữu trí tuệ.

Bộ tiêu chí mới đặt ra yêu cầu khắc khe đối với các sản phẩm OCOP được công nhận. Ảnh: Hoàng Bin.
Bộ tiêu chí mới đặt ra yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm OCOP để được công nhận. Ảnh: Hoàng Bin.

Cụ thể, về quy mô sản xuất, các chủ thể phải có năng lực, quy mô sản xuất trung bình trở lên. Trong khi bộ tiêu chí chưa quy định quy mô thế nào là nhỏ, trung bình hoặc lớn.

Về điều kiện chứng nhận sở hữu trí tuệ quy định, sản phẩm 4 sao phải có giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ, trong khi thủ tục để được cấp rất lâu.

Ông Trần Văn Noa, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, Hội đồng đánh giá OCOP cấp tỉnh đã họp và sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT tháo gỡ những vướng mắc này. Đồng thời mong muốn các chủ thể tiếp tục rà soát các quy định của bộ tiêu chí để có định hướng đầu tư, nâng cấp kịp thời.

Tỉnh Quảng Nam hiện có 395 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, gồm 334 sản phẩm hạng 3 sao và 61 sản phẩm hạng 4 sao. Nhiều sản phẩm đi vào chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch và xuất khẩu, góp phần tăng thương hiệu sản phẩm và phát triển kinh tế nông thôn.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Đội SOS giúp đỡ người gặp sự cố trên mọi nẻo đường

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Không ngại khó khăn, vất vả, bất kể thời tiết mưa gió hay đêm tối, họ luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ những người đi đường gặp sự cố. Họ là đội SOS tình nguyện, với những thành viên tuổi đời mới đôi mươi.

Độc đáo cách đuổi chim phá lúa bằng tiếng nhạc ở vùng cao Quảng Nam

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, người dân vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã sử dụng tre nứa thô sơ kết hợp với nước từ dòng suối chảy, để chế tạo thành bộ dụng cụ đuổi chim chóc rất độc đáo nhằm bảo vệ mùa vàng.

TPHCM chào đón những em bé sinh đầu tiên năm Giáp Thìn 2024

NHÓM PV |

TPHCM - Đúng 0 giờ ngày ngày 10.2 (tức mùng 1 Tết), thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, TPHCM đã đón chào công dân nhí đầu tiên năm Giáp Thìn 2024.

Người dân Thủ đô ngắm pháo hoa đón năm 2024 với nhiều ước vọng mới

Nhóm PV |

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người dân Thủ đô đã cùng ngắm pháo hoa tại phố đi bộ Hồ Gươm với kỳ vọng năm mới 2024 bình an, nhiều may mắn và thành công.

Du khách bất ngờ với không khí Tết Việt, hồi hộp chờ đợi pháo hoa rực trời

nhóm pv |

Chỉ còn vài giờ nữa là bước sang năm mới 2024, du khách nước ngoài vô cùng thích thú và bất ngờ với không khí Tết Việt Nam cùng nhiều sự háo hức chờ đợi màn pháo hoa trong đêm giao thừa.

Bữa cơm tất niên đặc biệt của những công nhân vệ sinh môi trường

THẾ ĐẠI |

Làm nghề mấy năm cũng là bấy nhiêu năm các công nhân môi trường đón giao thừa ngoài đường bên cây chổi, thùng rác.

Công an tỉnh An Giang hỗ trợ thu dọn vệ sinh chợ hoa Xuân

Lâm Điền |

Công an tỉnh An Giang đã huy động lực lượng hỗ trợ thu dọn vệ sinh tại 2 chợ hoa Xuân lớn nhất tỉnh.

Du khách quốc tế cùng đón Giao thừa trên Đảo Ngọc Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Không chỉ có người dân địa phương, du khách Việt mà còn có rất nhiều du khách nước ngoài hiện du lịch ở TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cũng sẽ cùng tham gia đón Giao thừa, mừng năm mới với người dân Đảo Ngọc.

Đội SOS giúp đỡ người gặp sự cố trên mọi nẻo đường

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Không ngại khó khăn, vất vả, bất kể thời tiết mưa gió hay đêm tối, họ luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ những người đi đường gặp sự cố. Họ là đội SOS tình nguyện, với những thành viên tuổi đời mới đôi mươi.

Độc đáo cách đuổi chim phá lúa bằng tiếng nhạc ở vùng cao Quảng Nam

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, người dân vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã sử dụng tre nứa thô sơ kết hợp với nước từ dòng suối chảy, để chế tạo thành bộ dụng cụ đuổi chim chóc rất độc đáo nhằm bảo vệ mùa vàng.