Đắk Nông phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Phan Tuấn |

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác nội lực, thúc đẩy nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn. Về phía tỉnh Đắk Nông xác định việc thực hiện chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
Sản phẩm quýt đường của chị Nguyễn Thị Mai đạt chứng nhận OCOP tỉnh Đắk Nông nên có giá trị cao hơn, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Phong
Sản phẩm quýt đường của chị Nguyễn Thị Mai đạt chứng nhận OCOP tỉnh Đắk Nông nên có giá trị cao hơn, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Phong

Mang lại lợi ích cho nhiều nông dân

Năm 2018, HTX Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên được thành lập. HTX tập hợp nhiều nông dân có nhiều kinh nghiệm để trồng hồ tiêu hữu cơ. Đến nay, sản phẩm hồ tiêu của HTX đã được chứng nhận hữu cơ theo các tiêu chuẩn của Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada và đạt OCOP hạng 3 sao.

Hiện nay, HTX có trên 195 ha hồ tiêu của 65 thành viên được chứng nhận hữu cơ quốc tế. Hàng năm, HTX cung cấp hàng trăm tấn sản phẩm hồ tiêu hữu cơ cho các công ty trong nước và xuất khẩu.

Nhờ chất lượng tốt, nên sản phẩm hồ tiêu của HTX luôn bảo đảm đầu ra ổn định, giá bán thường cao hơn nhiều so với các loại hồ tiêu thông thường trên thị trường.

Bà Trần Thị Thu, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Hoàng Nguyên cho biết, các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Nông, có diện tích hồ tiêu rất lớn. Đây là lợi thế để HTX khai thác, nâng cao giá trị cho sản phẩm hồ tiêu.

Trước hết, HTX đã ứng dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ, đem lại giá trị kinh tế cao cho thành viên. Những năm qua, HTX luôn mua sản phẩm hồ tiêu của thành viên với giá cao hơn giá thị trường, trong đó có thời điểm cao hơn 160%.

Ngoài hiệu quả kinh tế nổi trội cho thành viên, vào những thời điểm dịch bệnh COVID-19 làm cho thị trường nhiều loại nông sản bị “tê liệt”, sản phẩm hồ tiêu của HTX vẫn tiêu thụ thông suốt.

Trong đó, năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng HTX vẫn bán hồ tiêu hữu cơ với giá trung bình 95 triệu đồng/tấn, có thời điểm giá lên tới 120 triệu đồng/tấn tiêu đen hữu cơ.

Các sản phẩm mắc ca Như Ý ở huyện Tuy Đức đang có đầu ra rộng mở trên thị trường. Ảnh: Phan Tuấn
Các sản phẩm mắc ca Như Ý ở huyện Tuy Đức đang có đầu ra rộng mở trên thị trường. Ảnh: Phan Tuấn

Không riêng gì sản phẩm Hồ tiêu hữu cơ của HTX Hoàng Nguyên, hầu hết các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đã gia tăng về mặt giá trị, giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả đánh giá của các địa phương cho thấy, doanh thu của sản phẩm OCOP tăng bình quân 26%/năm.

Ngoài ra, các sản phẩm cũng có giá bán tốt hơn sau khi được chứng nhận OCOP. Nổi bật như sản phẩm tiêu đen hữu cơ của HTX Hữu cơ Hoàng Nguyên; hạt mắc ca Như Ý của hộ kinh doanh Như Ý; “Mắc ca M’nông” của HTX Nông nghiệp xanh Quảng Trực; Gạo ST25 của HTX Lúa gạo Buôn Choáh; cà phê của HTX Phát triển nông nghiệp Công Bằng Thanh Thái…

Phát triển 47 sản phẩm OCOP

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 47 sản phẩm của 41 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP đến từ các huyện, thành phố.

Trong đó, có 5 sản phẩm OCOP hạng 4 sao, 42 sản phẩm hạng 3 sao. Các sản phẩm được công nhận OCOP đều có tính đặc trưng, tiêu biểu của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Thời gian qua, việc triển khai Chương trình OCOP được các cấp, ngành và địa phương thực hiện lồng ghép với dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia và đạt kết quả tích cực.

Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển được 47 sản phẩm OCOP. Ảnh: Tâm Nguyễn
Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển được 47 sản phẩm OCOP, gắn với nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Tâm Nguyễn

Trong đó, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh cũng có nhiều chủ trương, chính sách đồng hành với các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP.

Hàng năm, ngành chuyên môn, địa phương thường xuyên tổ chức hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Tỉnh, ngành chức năng tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện để giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm…

Các hoạt động này đã tạo động lực và điều kiện để các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường. Sau 3 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Đắk Nông đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Chương trình cũng có những tác động tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương.

Chương trình OCOP còn tạo ra phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Theo ông Phan Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Đắk Nông, Chương trình OCOP đã giúp các địa phương tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn.

Nhờ có OCOP, các địa phương đã chú trọng, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tốt tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn.

OCOP đã góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Quan trọng hơn, các sản phẩm OCOP đã mang lại thu nhập tốt hơn cho nhiều người dân.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Người dân hiến đất, hiến công xây dựng nông thôn mới

TIẾN DŨNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Phong Sơn là một trong hai xã của huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) sẽ cán đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2022. Chính quyền và người dân nơi đây đã và đang nỗ lực, đồng lòng xây dựng quê hương. Người góp công, người góp của, người hiến đất làm đường đã tạo thành phong trào xây dựng Nông thôn mới ra khắp 13 thôn của xã.

Mê Linh: Bước chuyển mình sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thanh Hải |

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay “diện mạo” nông thôn của huyện Mê Linh, Hà Nội ngày càng khang trang, sạch đẹp; an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa, giáo dục, y tế ngày một phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Nông thôn đổi mới nhờ lòng dân

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Sự phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn của tỉnh Đắk Nông có sự đóng góp của rất nhiều người nông dân chân lấm tay bùn. Phấn khởi hơn là việc có nhiều hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vui vẻ hiến đất và tài sản để địa phương phát triển hạ tầng, xây dựng những miền quê đáng sống.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Người dân hiến đất, hiến công xây dựng nông thôn mới

TIẾN DŨNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Phong Sơn là một trong hai xã của huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) sẽ cán đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2022. Chính quyền và người dân nơi đây đã và đang nỗ lực, đồng lòng xây dựng quê hương. Người góp công, người góp của, người hiến đất làm đường đã tạo thành phong trào xây dựng Nông thôn mới ra khắp 13 thôn của xã.

Mê Linh: Bước chuyển mình sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thanh Hải |

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay “diện mạo” nông thôn của huyện Mê Linh, Hà Nội ngày càng khang trang, sạch đẹp; an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa, giáo dục, y tế ngày một phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Nông thôn đổi mới nhờ lòng dân

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Sự phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn của tỉnh Đắk Nông có sự đóng góp của rất nhiều người nông dân chân lấm tay bùn. Phấn khởi hơn là việc có nhiều hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vui vẻ hiến đất và tài sản để địa phương phát triển hạ tầng, xây dựng những miền quê đáng sống.