Đà Nẵng chốt giá tối đa tiền thuê mặt bằng tại chợ Siêu thị

THÙY TRANG |

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về giá tối đa dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ Siêu thị Đà Nẵng, được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Mức giá được UBND TP Đà Nẵng đưa ra chỉ nhỉnh hơn giá thuê mặt bằng hiện tại vài chục nghìn đồng chứ không gần gấp đôi như đề nghị của doanh nghiệp vận hành.

Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng quy định về giá tối đa dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ Siêu thị Đà Nẵng được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, đối với hộ kinh doanh cố định là 393.000 đồng/m2/tháng.

Mức giá nêu trên là mức giá tối đa, đã bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, thuế theo quy định và các khoản chi phí khác có liên quan; chưa bao gồm dịch vụ trông coi hàng hóa, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ thuê quầy sạp, điện, nước sinh hoạt của hộ tiểu thương tại chợ.

UBND thành phố đề nghị các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh tại chợ Siêu thị Đà Nẵng thanh toán giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ cho Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng.

Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng, căn cứ mức giá tối đa quy định và căn cứ vào từng vị trí, ngành hàng kinh doanh của từng hộ kinh doanh tại chợ để xây dựng mức giá dịch vụ cụ thể và thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ cho phù hợp với từng vị trí, ngành hàng, bảo đảm tính cạnh tranh và công bằng.

UBND quận Thanh Khê chủ trì, phối hợp với Sở Công Thuơng, các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng, căn cứ mức giá tối đa quy định và căn cứ vào từng vị trí, ngành hàng kinh doanh thực hiện chế độ tài chính đúng quy định củạ nhà nước, kiểm tra, giám sát việc Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng triển khai thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ Siêu thị Đà Nẵng đóng trên địa bàn mình quản lý đảm bảo đúng theo quy định.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21.11.2023. Các hợp đồng (hoặc thỏa thuận) đã được ký kết giữa Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng với các tổ chức, cá nhân sử dụng diện tích bán hàng tại chợ đang còn hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo mức giá tại hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên cho đến khi kết thúc hợp đồng; sau đó mới điều chỉnh sang giá dịch vụ mới theo quy định quyết định này.

Như vậy, mức giá này chỉ nhỉnh hơn mức giá Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng đang áp dụng vài chục nghìn đồng (mức giá hiện tại là 360.000 đồng/m2/tháng). Trong khi đó, chủ đầu tư vừa qua đã đề xuất phương án mức giá mới, có vị trí tăng gần gấp đôi. Điều này khiến nhiều tiểu thương tại đây phản đối, vì họ có thể phải đóng cửa gian hàng do tình hình buôn bán ế ẩm, nay phải gánh thêm chi phí mặt bằng.

Được biết, từ năm 2020 đến hết năm 2022, mức giá mặt bằng ở tầng trệt của nơi này tăng 60%. Từ đầu năm 2023, mức giá tiếp tục tăng thêm 40%.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Chợ xây mới chưa thể sử dụng, tiểu thương buôn bán nay đây mai đó

Ngọc Minh - Ngọc Thùy |

Dù hoàn thành từ cuối năm 2021 nhưng đến nay, dự án chợ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Việc này khiến các hộ kinh doanh, tiểu thương sống trong khu vực không có địa điểm buôn bán đã dẫn đến việc họp chợ ngay dưới lòng đường, lối đi gần khu vực UBND xã Sơn Đồng trong thời gian dài.

Chợ truyền thống ngày càng ế ẩm

KHÁNH LINH |

Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn cùng với xu hướng mua hàng của người dân thay đổi, chuyển từ mua trực tiếp qua kênh trực tuyến khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.

Tiểu thương chợ Siêu thị Đà Nẵng phải kí nợ để được buôn bán tiếp

THÙY TRANG |

Ngày 21.11, tiểu thương tại chợ Siêu thị Đà Nẵng (quận Thanh Khê) cho biết, trong lúc đợi thành phố có phương án hỗ trợ, họ buộc phải kí nợ số tiền tăng thuê mặt bằng 40% với doanh nghiệp vận hành.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Cải tạo chung cư cũ vẫn "giậm chân tại chỗ" 20 năm qua

Quỳnh Trang |

Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc nên suốt 20 năm qua, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội vẫn "giậm chân tại chỗ", chỉ có khoảng 1,2% trong tổng số 1.579 nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng lại. Để hiểu hơn về vấn đề này, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Chuẩn bị hợp long cầu hơn 100 tỉ đồng nối 2 bờ sông Chảy

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Công trình cầu Tô Mậu hơn 100 tỉ đồng, dài 159m nối 2 bờ sông Chảy sẽ được hợp long vào ngày mai (26.11).

Nhân viên kế toán trường học mong giảm tuổi hưu vì công việc nặng nhọc

trà my |

Không chỉ riêng giáo viên mầm non ủng hộ đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu mà các kế toán trường học cũng mong muốn đề xuất này sớm được thực hiện.

Chợ xây mới chưa thể sử dụng, tiểu thương buôn bán nay đây mai đó

Ngọc Minh - Ngọc Thùy |

Dù hoàn thành từ cuối năm 2021 nhưng đến nay, dự án chợ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Việc này khiến các hộ kinh doanh, tiểu thương sống trong khu vực không có địa điểm buôn bán đã dẫn đến việc họp chợ ngay dưới lòng đường, lối đi gần khu vực UBND xã Sơn Đồng trong thời gian dài.

Chợ truyền thống ngày càng ế ẩm

KHÁNH LINH |

Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn cùng với xu hướng mua hàng của người dân thay đổi, chuyển từ mua trực tiếp qua kênh trực tuyến khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.

Tiểu thương chợ Siêu thị Đà Nẵng phải kí nợ để được buôn bán tiếp

THÙY TRANG |

Ngày 21.11, tiểu thương tại chợ Siêu thị Đà Nẵng (quận Thanh Khê) cho biết, trong lúc đợi thành phố có phương án hỗ trợ, họ buộc phải kí nợ số tiền tăng thuê mặt bằng 40% với doanh nghiệp vận hành.