Cuối năm, tăng cơ hội xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines và Campuchia

Mỹ Hạnh |

Tháng 10.2019, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương Philippines) đã chính thức thông báo sẽ không áp thuế nhập khẩu gạo bổ sung đối với gạo nhập khẩu trong thời gian tới.

Dự báo xuất khẩu gạo các tháng cuối năm sẽ khởi sắc, khi tháng 9.2019, Bộ Nông nghiệp Philippines đã khởi xướng điều tra sơ bộ việc tự vệ đối với gạo nhập khẩu.

Tuy nhiên, đến tháng 10.2019, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương Philippines) đã chính thức thông báo nước này sẽ không áp thuế nhập khẩu gạo bổ sung đối với gạo nhập khẩu trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là do hiện không có các thông tin, số liệu cụ thể đánh giá được mức độ tác động của việc nhập khẩu gạo cũng như tính hiệu quả của biện pháp tăng thuế đối với sự phát triển của ngành gạo Philippines.

Trên thực tế, mặc dù việc nhập khẩu gạo khiến cho giá lúa sụt giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nông dân trồng lúa, nhưng không phải tất cả vùng trồng lúa của Philippines đều xảy ra hiện tượng giảm giá như trên. Thông báo này là tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường này.

Bên cạnh đó, chính phủ Philippines cũng đã đưa ra dự báo về nhu cầu tiêu thụ gạo nội địa của nước này đến năm 2030 với mức tăng dần đều, cụ thể đạt 14,5 triệu tấn vào năm 2022 (tăng 4,3% so với năm 2019), 15,2 triệu tấn vào năm 2026 (tăng 9,4%) và 16,0 triệu tấn vào năm 2030 (tăng 15,1%). Trong khi Philippines là quốc gia khó có thể tự cung tự cấp về lương thực, do đó, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu gạo, đặc biệt là từ các quốc gia Đông Nam Á trên cùng khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ dần tăng lên trong tương lai.

Theo Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF), xuất khẩu gạo của nước này sang Trung Quốc đã tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay, cụ thể 157,8 nghìn tấn gạo đã được xuất sang Trung Quốc, tăng 44% so với năm ngoái. Năm ngoái, Campuchia chỉ xuất khẩu khoảng 170 nghìn tấn gạo trong tổng 300 nghìn tấn được cho phép. Trong năm nay, CFR kỳ vọng có thể xuất được toàn bộ 300 nghìn tấn trong hạn ngạch và hướng đến xuất được 400 nghìn tấn vào năm 2020. Theo dự báo, việc Campuchia tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, ngược lại có thể sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Campuchia. Nguyên nhân chính là mức sản xuất của Campuchia khó có thể đáp ứng ngay được mục tiêu xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, không phải loại gạo nào cũng có thể xuất khẩu mà sẽ chỉ tập trung vào các loại gạo chất lượng cao và tương đồng với gạo Campuchia.

Khối lượng gạo xuất khẩu 10 tháng năm 2019 ước đạt 5,56 triệu tấn và 2,43 tỉ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), riêng tháng 10.2019, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 499 nghìn tấn, đạt giá trị  228 triệu USD.

Về chủng loại xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 47,1% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 39,5%; gạo nếp chiếm 7,3%; và gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 5,8%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (51,0%), Malaysia (12,0%) và Cuba (11,8%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines (24,6%), Bờ Biển Ngà (16,5%) và Irắc (13,9%). Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (50,2%), Philippines (19,1%) và Malaysia (11,6%).

Mỹ Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm mạnh trên 20%

L.V |

Do ảnh hưởng của giá thị trường thế giới, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2019 giảm 20,7% về giá trị và giảm 4% về khối lượng.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khởi sắc từ quý II/2019

Kh.V |

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc từ quý II/2019, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có nhiều tín hiệu lạc quan.

Bộ NNPTNT muốn tập trung xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp

Kh.V |

Với kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 3 tỉ USD, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng, phấn đấu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp sang các thị trường tiềm năng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm mạnh trên 20%

L.V |

Do ảnh hưởng của giá thị trường thế giới, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2019 giảm 20,7% về giá trị và giảm 4% về khối lượng.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khởi sắc từ quý II/2019

Kh.V |

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc từ quý II/2019, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có nhiều tín hiệu lạc quan.

Bộ NNPTNT muốn tập trung xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp

Kh.V |

Với kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 3 tỉ USD, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng, phấn đấu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp sang các thị trường tiềm năng.