Cuộc chơi đốt tiền vẫn chết yểu của sàn thương mại điện tử Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

“Phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đã chọn sai mô hình, không tập trung vào chất lượng sản phẩm hay hệ thống giao hàng mà chạy đua bán hàng giá rẻ, tự bỏ tiền ra để khuyến mại giảm giá hút khách. Khi tiền đốt hết thì buộc phải tuyên bố phá sản, rút khỏi thị trường”, ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số nhận định. 

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số về cuộc đua đốt tiền chiếm lĩnh thị phần của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân nào dẫn tới việc nhiều sàn thương mại điện tử ở Việt Nam thua lỗ, thưa ông?

Đa số các sàn thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay đều chọn sai mô hình, không có giá trị cốt lõi để tạo lợi thế cạnh tranh.

Ở nước ngoài, người tiêu dùng chọn mua hàng ở sàn giao dịch vì một lý do nào đó. Ví dụ, Amazon có chính sách bảo vệ người tiêu dùng tốt, hệ thống giao hàng tốt, cho phép người tiêu dùng đổi trả trong 7 ngày. Điều này buộc người bán phải nâng cao chất lượng hàng hoá thì mới nhận được tiền.

Thêm vào đó, Amazon giải quyết vấn đề giá sản phẩm tốt. Đối với các sản phẩm bán chạy, Amazon sẽ kết hợp với đơn vị sản xuất để cùng thúc đẩy doanh nghiệp hoặc họ mua đứt thương hiệu. Nhờ vậy mà các sản phẩm như loa, đồ may mặc, giày… bán trên Amazon có chất lượng tốt mà giá hợp lý. Người tiêu dùng chỉ có thể mua sản phẩm đó duy nhất trên Amazon.

ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số. Ảnh: nhân vật cung cấp
Ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số. Ảnh: nhân vật cung cấp

Trong khi đó tại Việt Nam, phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử đã chọn sai mô hình, không tập trung vào chất lượng sản phẩm hay hệ thống giao hàng mà chạy đua bán hàng giá rẻ, tự bỏ tiền ra để khuyến mại giảm giá hút khách.

Đua nhau bán giá thật rẻ nhưng các đơn vị không chủ động nguồn cung ứng, không độc quyền sản phẩm. Vì vậy nếu cùng một sản phẩm, khách hàng google search ra có shop online ở đâu bán rẻ hơn thì họ lại mua chứ không tìm đến sàn thương mại điện tử để mua.

Đó chính là cuộc chơi đốt tiền mà không có lãi.

Vậy bài học ở đây là gì?

Đa phần các trang thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay kinh doanh không có lãi. Khi đã đốt hết sạch tiền đầu tư thì buộc phải tuyên bố phá sản, tự rút lui khỏi thị trường.

Điều duy nhất mà đa số các trang thương mại điện tử ở Việt Nam đang cố làm đó là đốt tiền để cố gắng chiếm lĩnh thị trường. Nhưng như tôi nói ở trên, ngay từ đầu đã triển khai sai mô hình nên người tiêu dùng vẫn bỏ đi, không có khách hàng trung thành.

Việc khuyến mại giảm giá nhiều khiến lợi nhuận mỏng đi. Trong khi đó chi phí vận hàng quá lớn, nhân sự nhiều thì câu chuyện lỗ sẽ xảy ra.

Theo ông các trang thương mại điện tử ở Việt Nam cần làm gì?

Để phát triển, các trang thương mại điện tử của Việt Nam cần phải chuyển hướng dần. Ví dụ như kết hợp doanh nghiệp đầu tư cùng nhãn, đầu tư điểm bán.

Apple trước đây chủ yếu chỉ bán hàng online, sau đó họ xây dựng các điểm bán hàng và nhượng quyền thương hiệu. Hay Xiaomi trước đó cũng chỉ bán sản phẩm trên mạng, giờ đây cũng hiện diện tại các cửa hàng.

Trong khi một sàn thương mại lớn của Việt Nam vừa tuyên bố giải thể lại đưa đến mô hình lai tạp. Vừa bán hàng của thương hiệu mình, nhưng vẫn tranh thủ bán sản phẩm của những người bán lẻ gửi lên đó để ăn % hoa hồng. Tuy nhiên sản phẩm lại không tốt, để giữ khách thì sàn giao dịch tự bỏ tiền túi ra khuyến mại.

Thời buổi hiện nay nhiều người bán lẻ chào giá rất rẻ trên mạng Facebook vì chi phí họ bỏ ra nhỏ nên bán rẻ vẫn có lãi.

Trước đây từng có những sàn thương mại thất bại như Beyeu, Deca, Lingo cũng vì khâu sản xuất sản phẩm không có. Ví dụ Beyeu là ứng dụng ra đời từ webtretho, họ chỉ đơn giản nghĩ khách hàng yêu cộng đồng webtretho thì sẽ mua sản phẩm trên Beyeu. Nhưng thực tế, giá trị cốt lõi mà khách hàng quan tâm là chất lượng sản phẩm.

Xin cảm ơn ông!

Lan Hương (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Rộ tin Alibaba của tỉ phú Jack Ma mua ví điện tử Việt Nam, thực hư thế nào?

Thế Lâm |

Thông tin được Reuters tiết lộ rằng Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động đang liên hệ với bộ phận truyền thông của Alibaba để xác nhận thông tin này.

Kinh tế 24h: Tỷ phú Jack Ma than phiền nhận 5 cuộc gọi vay tiền mỗi ngày

Mi Vân |

Đường đua F1 Hà Nội đang thành hình; Vietnam Airlines chi 156 tỉ đồng thưởng dịp Tết; Tỷ phú Jack Ma nhận 5 cuộc gọi vay tiền trong một ngày... là những tin tức nóng nhất kinh tế 24h qua.

Kinh tế 24h: Choáng sầu riêng siêu đắt 1,6 triệu/kg

Mi Vân |

Sầu riêng Malaysia giá tiền triệu bán ngập chợ online; Công khai bán tiền giả trên Facebook, Zalo; HSBC Việt Nam: Tỷ giá năm 2020 chịu nhiều áp lực là những tin tức nóng nhất kinh tế 24h qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Rộ tin Alibaba của tỉ phú Jack Ma mua ví điện tử Việt Nam, thực hư thế nào?

Thế Lâm |

Thông tin được Reuters tiết lộ rằng Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động đang liên hệ với bộ phận truyền thông của Alibaba để xác nhận thông tin này.

Kinh tế 24h: Tỷ phú Jack Ma than phiền nhận 5 cuộc gọi vay tiền mỗi ngày

Mi Vân |

Đường đua F1 Hà Nội đang thành hình; Vietnam Airlines chi 156 tỉ đồng thưởng dịp Tết; Tỷ phú Jack Ma nhận 5 cuộc gọi vay tiền trong một ngày... là những tin tức nóng nhất kinh tế 24h qua.

Kinh tế 24h: Choáng sầu riêng siêu đắt 1,6 triệu/kg

Mi Vân |

Sầu riêng Malaysia giá tiền triệu bán ngập chợ online; Công khai bán tiền giả trên Facebook, Zalo; HSBC Việt Nam: Tỷ giá năm 2020 chịu nhiều áp lực là những tin tức nóng nhất kinh tế 24h qua.