Coteccons từ doanh nghiệp không nợ vay đến bị đối tác yêu cầu phá sản vì nợ

Quang Dân |

Từng là doanh nghiệp có tài chính mạnh bậc nhất Việt Nam với trữ tiền mặt thường xuyên trên 30% tổng tài sản, không có bất kỳ khoản nợ vay nào, đến nay, Coteccons đang gánh nợ vay tài chính hơn 1.195 tỉ đồng, đồng thời, bị đối tác đệ đơn yêu cầu phá sản vì công nợ.

CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023, ghi nhận tổng tài sản doanh nghiệp đạt 21.371 tỉ đồng, tăng thêm hơn 2.400 tỉ đồng sau 6 tháng.

Trong đó, tiền gửi ngân hàng tại Coteccons có 632 tỉ đồng, tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng thương mại có thời hạn gốc không quá 3 tháng, hưởng lãi suất từ 4,75% - 5,5%/năm là 1.251 tỉ đồng. Hơn 1.861 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng có thời hạn gốc trên 3 tháng và không vượt quá 1 năm, hưởng lãi suất tiền gửi từ 4%/năm đến 9,8%/năm.

Ngoài ra, Coteccons còn gần 250 tỉ đồng chứng khoán kinh doanh, thế nhưng doanh nghiệp đang phải trích lập dự phòng hơn 24 tỉ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này con đang nắm giữ gần 94 tỉ đồng trái phiếu.

Như vậy, tính đến cuối tháng 6.2023, lượng tiền gửi ngân hàng và đầu tư tài chính tại Coteccons lên đến hơn 4.000 tỉ đồng, chiếm 19% tổng tài sản doanh nghiệp. Lượng tiền này đã góp phần đưa về cho Coteccons 143 tỉ đồng từ lãi cho vay, đầu tư trái phiếu (35,5 tỉ đồng) và lãi tiền gửi ngân hàng (107,5 tỉ đồng).

Giai đoạn trước đó, cấu trúc tài sản doanh nghiệp khá ấn tượng khi lượng tiền mặt thường chiếm trên 30% tổng tài sản Coteccons.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả tại ngày 30.6.2023 của Coteccons đạt 13.103 tỉ đồng, tăng thêm 2.350 tỉ đồng sau 6 tháng. Chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 12.603 tỉ đồng, nợ dài hạn là 500 tỉ đồng.

Nợ vay Coteccons đạt 1.195 tỉ đồng tính đến cuối tháng 6.2023. Ảnh: Chụp màn hình.
Nợ vay Coteccons đạt 1.195 tỉ đồng tính đến cuối tháng 6.2023. Ảnh: Chụp màn hình.

Nhìn vào cơ cấu nợ của Coteccons có thể thấy, nợ vay tài chính Coteccons đạt 1.195 tỉ đồng, tăng thêm 118 tỉ đồng so với hồi đầu năm.

Trong đó, Coteccons vay tín chấp ngân hàng MBBank 500 tỉ đồng, lãi suất từ 7,62%/năm - 8,84%/năm; vay tín chấp Vietcombank hơn 111 tỉ đồng, lãi suất 7,6%/năm; vay tín chấp ngân hàng HSBC gần 51 tỉ đồng, lãi suất 7,3 - 8,2%/năm. Ngoài ra, Coteccons sử dụng 1 phần hợp đồng tiền gửi để vay 30 tỉ từ BIDV, lãi suất 8%/năm. Toàn bộ các khoản vay nói trên đều có kỳ hạn trả gốc trong năm 2023.

Chưa kể, Coteccons còn dùng "Máy móc, thiết bị tại dự án điện mặt trời của Công ty TNHH Solaresco-1" làm tài sản đảm bảo cho hai khoản vay, bao gồm tại ngân hàng Vietcombank với số tiền hơn 25 tỉ đồng, kỳ hạn trả gốc tháng 5.2030, lãi suất 8,7%/năm và tại Ngân hàng TNHH Indovina gần 6 tỉ đồng, kỳ hạn trả lãi gốc đến hết tháng 6.2028, lãi suất 11,85%/năm.

Bên cạnh đó, dư nợ trái phiếu của Coteccons còn xấp xỉ 472 tỉ đồng. Lô trái phiếu này được Coteccons phát hành đầu năm 2022, đáo hạn vào tháng 1.2025, lãi suất cố định 9,5%/năm.

Cơ cấu cổ đông Coteccons tại ngày 31.12.2022. Ảnh: Chụp màn hình.
Cơ cấu cổ đông Coteccons tại ngày 31.12.2022. Ảnh: Chụp màn hình.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Coteccons, doanh nghiệp xây dựng này vốn gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Bá Dương. Kể từ khi công bố số liệu về tình hình tài chính từ năm 2006 - 2020, dưới sự chèo lái của vị doanh nhân này, Coteccons luôn được các nhà đầu tư đánh giá là doanh nghiệp có tài chính mạnh nhất Việt Nam, với trữ tiền mặt thường xuyên trên 30% tổng tài sản, không có bất kỳ khoản nợ vay nào.

Tuy nhiên, trước những biến động về thượng tầng, đến khoảng tháng 10.2020, ông Dương đã rời bỏ vị trí Chủ tịch HĐQT sau hơn chục năm gắn bó để nhường vị trí này cho ông Bolat Duisenov, người của Kustocem Pte. Ltd (Kusto), đại diện nhóm cổ đông thâu tóm CTD.

Và sau gần 3 năm đổi chủ từ vị thế là một doanh nghiệp có nền tảng tài chính tốt, không nợ vay. Đến nay dưới quản lý của Kusto, Coteccons đang gánh nợ vay tài chính hơn một nghìn tỉ đồng.

Chưa kể, mới đây, Coteccons còn bị CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons gửi đơn lên TAND TPHCM yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Xây dựng Coteccons vì việc tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Phía Rincons cho hay, việc nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons là kết quả của khoản công nợ quá hạn đã được Coteccons thừa nhận nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.

Quang Dân
TIN LIÊN QUAN

Vinaconex lọt top đầu danh sách nợ thuế trong liên danh Vietur

Quang Dân |

Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết đã công bố, với số tiền thuế và các khoản phải nộp nhà nước hơn 400 tỉ đồng, Vinaconex lọt tốp đầu danh sách nợ thuế (tính đến ngày 30.6.2023) trong Liên danh Vietur.

Dấu hỏi về năng lực Tập đoàn Lê Phong, đối tác của Coteccons tại dự án The Emerald 68

Quang Dân |

Được biết đến với vai trò là chủ đầu tư dự án The Emerald 68 tại Bình Dương, thế nhưng bức tranh tài chính tại Tập đoàn Lê Phong lại có nhiều điểm đáng chú ý, đơn cử, có thời điểm 97% tài sản của Tập đoàn Lê Phong nằm ngoài công ty.

Bất ngờ với số tiền Coteccons rót vào dự án The Emerald 68

Quang Dân |

Trong khi mảng xây dựng đang bủa vây bởi nhiều thông tin tiêu cực thì lĩnh vực bất động sản của Coteccons lại tươi sáng hơn. Theo đó, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo CTD tiết lộ dự án The Emerald 68 (Ngọc Lục Bảo) sẽ được mở bán lần đầu tiên vào tháng 11.2023 tới.

Tài khoản Trường THPT Bùi Thị Xuân ở TPHCM bị phong tỏa vì nợ thuế

Chân Phúc |

Tài khoản của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) bị Chi cục thuế Quận 1 cưỡng chế và yêu cầu phong tỏa vì chậm nộp thuế.

134 người ở Lâm Đồng nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm

Lê Sơn |

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra vụ việc có 134 người dân phải nhập viện để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, sốt... nghi do ngộ độc thực phẩm.

3 ngư phủ bị hành hung trong clip đăng trên mạng xã hội đã được giải cứu

NGUYÊN ANH |

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang đã giải cứu được 3 ngư phủ bị hành hung trên tàu cá như trong clip đã đăng tải trên mạng xã hội trước đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm "è cổ" chi trả thiệt hại do bão

Quý An (theo Bloomberg) |

Theo Công ty tái bảo hiểm Swiss Re, tình hình mưa bão ở Mỹ đã gây ra nhiều tổn thất trong lĩnh vực bảo hiểm toàn cầu nửa đầu năm nay.

Collagen có thực sự "thần thánh" như lời giới thiệu?

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Khi lớn tuổi, da trở nên chùn nhão, các nếp nhăn xuất hiện ngày càng rõ rệt hơn do mất đi các mô liên kết, các sợi đàn hồi và collagen. Chính vì vậy, hiện nay, nhiều người thường mua các sản phẩm collagen uống với mong muốn bổ sung cho da lượng collagen mất đi do quá trình lão hóa.

Vinaconex lọt top đầu danh sách nợ thuế trong liên danh Vietur

Quang Dân |

Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết đã công bố, với số tiền thuế và các khoản phải nộp nhà nước hơn 400 tỉ đồng, Vinaconex lọt tốp đầu danh sách nợ thuế (tính đến ngày 30.6.2023) trong Liên danh Vietur.

Dấu hỏi về năng lực Tập đoàn Lê Phong, đối tác của Coteccons tại dự án The Emerald 68

Quang Dân |

Được biết đến với vai trò là chủ đầu tư dự án The Emerald 68 tại Bình Dương, thế nhưng bức tranh tài chính tại Tập đoàn Lê Phong lại có nhiều điểm đáng chú ý, đơn cử, có thời điểm 97% tài sản của Tập đoàn Lê Phong nằm ngoài công ty.

Bất ngờ với số tiền Coteccons rót vào dự án The Emerald 68

Quang Dân |

Trong khi mảng xây dựng đang bủa vây bởi nhiều thông tin tiêu cực thì lĩnh vực bất động sản của Coteccons lại tươi sáng hơn. Theo đó, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo CTD tiết lộ dự án The Emerald 68 (Ngọc Lục Bảo) sẽ được mở bán lần đầu tiên vào tháng 11.2023 tới.