Công ty Hải Linh sử dụng sai mục đích 2.551 tỉ Quỹ bình ổn xăng dầu

Anh Tuấn |

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty TNHH Hải Linh đã kết chuyển số tiền trích lập và chi sử dụng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhưng sau đó chuyển về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để sử dụng với tổng số tiền trên 2.551 tỉ đồng.

Tại kết luận thanh tra số 1061 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ phát hiện từ ngày 1.1.2017 đến 30.6.2022 có 8 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó có Công ty TNHH Hải Linh (trụ sở tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ) chưa thực hiện đầy đủ việc đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ và khi có sự thay đổi với Bộ Công Thương theo quy định.

Công ty TNHH Hải Linh cũng nằm trong nhóm 7 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu với tổng số tiền trên 7.927 tỉ đồng.

Một cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH Hải Linh. Ảnh: Nguyễn Phú
Một cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH Hải Linh. Ảnh: Nguyễn Phú

Trong đó, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty TNHH Hải Linh đã kết chuyển số tiền trích lập và chi sử dụng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá, nhưng sau đó chuyển về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để sử dụng với tổng số tiền trên 2.551 tỉ đồng (số liệu cộng dồn của các kỳ).

Chính vì thế, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi trên 2.551 tỉ đồng của Công ty TNHH Hải Linh sử dụng sai mục đích trên, đưa về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Công ty Hải Linh do vợ chồng đại gia Lê Văn Tám (người sở hữu toà lâu đài nguy nga ngay tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thành lập từ năm 2002. Sau hơn 20 năm thành lập, Công ty TNHH Hải Linh trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu và dịch vụ logistics.

Tính đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của công ty đạt 2.050 tỉ đồng, trong đó ông Lê Văn Tám sở hữu 68,67% cổ phần; số cổ phần còn lại do bà Nguyễn Thị Hải nắm giữ (31,33%). Ông Tám đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

Năm 2022, Công ty TNHH Hải Linh được đánh giá thuộc top đầu kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Ảnh chụp màn hình
Năm 2022, Công ty TNHH Hải Linh được đánh giá thuộc top đầu kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Ảnh chụp màn hình

Năm 2022, Công ty TNHH Hải Linh xếp hạng 68 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và xếp hạng 33 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Công ty TNHH Hải Linh được cho là chỉ xếp sau Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, và đứng trên các doanh nghiệp xăng dầu nổi tiếng như Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức (trụ sở tại Nghệ An, vừa bị Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm và chuyển hồ sơ cho Bộ Công an), Công ty CP hóa dầu quân đội (MIPEC),...

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Quá nhiều sai phạm, doanh nghiệp đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Anh Tuấn |

Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng, thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không phát huy hiệu quả, chưa điều tiết được thị trường xăng dầu, thiếu tính minh bạch; nhiều công ty đầu mối chiếm dụng sai mục đích, cho nên doanh nghiệp đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Chỉ mặt loạt bất cập, vi phạm liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Cường Ngô |

Ngoài vi phạm cấp giấy phép, việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng tồn tại nhiều bất cập. Điều này được Thanh tra Chính phủ nêu rõ tại kết luận thanh tra trong lĩnh vực xăng dầu vừa công bố chiều nay (4.1).

Hết quý III/2023, 4 đơn vị âm Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Minh Ánh |

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, đến hết quý III/2023, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là 7.058,55 tỉ đồng.

Dịch cúm gia tăng, báo động nhiều người tự mua thuốc điều trị

Lệ Hà |

Tại nhiều tỉnh phía Bắc, dịch cúm A đang gia tăng, nhiều người tìm mua kit test và thuốc Tamiflu điều trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 244 lần trong 11 ngày đầu năm

KHÁNH AN |

Trong 11 ngày đầu tháng 1.2024, một xe hợp đồng tại Hà Nội vi phạm tốc độ 244 lần.

Doanh nghiệp thành lập mới nhiều hơn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

HẠNH AN |

Theo Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình lao động mất việc làm có xu hưởng giảm; số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, qua đó góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Công ty cho nghỉ Tết dài ngày, công nhân lo thu nhập giảm nhiều

Mạnh Cường |

Tình hình khó khăn, ít đơn hàng, nhiều công ty cho người lao động nghỉ Tết sớm, đi làm muộn khiến công nhân lo lắng thu nhập càng bị ảnh hưởng.

Bắt tạm giam Giám đốc công ty chế biến muối và nông sản Miền Trung tham ô 1,7 tỉ đồng

TRẦN TUẤN |

Sáng 16.1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Bá Thiện (48 tuổi, trú phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh) nguyên là Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến Muối và Nông Sản Miền Trung về tội “Tham ô tài sản”.

Quá nhiều sai phạm, doanh nghiệp đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Anh Tuấn |

Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng, thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không phát huy hiệu quả, chưa điều tiết được thị trường xăng dầu, thiếu tính minh bạch; nhiều công ty đầu mối chiếm dụng sai mục đích, cho nên doanh nghiệp đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Chỉ mặt loạt bất cập, vi phạm liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Cường Ngô |

Ngoài vi phạm cấp giấy phép, việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng tồn tại nhiều bất cập. Điều này được Thanh tra Chính phủ nêu rõ tại kết luận thanh tra trong lĩnh vực xăng dầu vừa công bố chiều nay (4.1).

Hết quý III/2023, 4 đơn vị âm Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Minh Ánh |

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, đến hết quý III/2023, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là 7.058,55 tỉ đồng.