Chuyên gia khuyên nên kiên quyết từ chối khi bị ép mua bảo hiểm

Đức Mạnh |

Chuyên gia cho rằng, nếu người dân biết mình có quyền lợi bảo hiểm đủ theo nhu cầu hoặc đã đến giới hạn của ngân sách thì nên kiên quyết từ chối các tư vấn viên chào mời mua bảo hiểm.

Có 1 tỉ đồng muốn gửi tiết kiệm nhưng khi nghĩ tới ngân hàng để làm thủ tục, chị Nguyễn Nhàn (Thanh Xuân, Hà Nội) lại lắc đầu ngán ngẩm.

"Giờ nói thật, tôi ngại đến ngân hàng gửi tiết kiệm. Mỗi lần đến gửi hoặc rút lãi lại bị tư vấn mua gói bảo hiểm rồi mồi chài rất mất thời gian. Dù tôi đã từ chối thẳng thừng nhưng nhân viên vẫn cố chấp tư vấn" - chị Nhàn chia sẻ.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Hào (Đông Anh, Hà Nội) làm trồng trọt, chăn nuôi không may bị thua lỗ. Vợ chồng anh dứt lòng đem sổ đỏ đi vay ngân hàng được 650 triệu đồng. Thế nhưng, điều khiến anh phiền phức là nhân viên liên tục mời mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân, rồi mở tài khoản cho món tiền vay. Trong khi đó, anh đã có tài khoản của ngân hàng đó và một vài tài khoản tại ngân hàng khác.

Anh Hào than thở: "Đã nghèo đi vay mà còn bị ép mua linh tinh. Tiền ơn nghĩa đủ đường. Đi lên đi xuống ngân hàng làm thủ tục không dám uống nước ở quán mà phải xách theo nước uống, tiết kiệm từng hào...".

 
Ths Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại CTCP FIDT. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Trao đổi với Báo Lao Động, Ths Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại CTCP FIDT - cho biết, mọi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều không thể vượt khỏi 2 chức năng bảo vệ và tích lũy. Nếu nhu cầu bảo vệ là chủ yếu thì ít khi khách hàng tìm đến ngân hàng để mua bảo hiểm. Đôi khi, họ buộc phải mua bảo hiểm nhân thọ khi vay ngân hàng và bị yêu cầu mua bảo hiểm như một phần của thỏa thuận cho vay.

Nhưng nếu khách hàng đang có nhu cầu tích lũy hoặc đầu tư, họ sẽ tìm đến ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư. Và do có một phần trong hợp đồng bảo hiểm “khớp lệnh” với nhu cầu này, giao dịch viên có thể lờ đi phần bảo hiểm và chỉ mời gọi tích lũy với lãi suất cao hơn một vài % so với lãi suất ngân hàng.

Bên cạnh đó, do lợi nhuận khủng từ các hợp đồng độc quyền giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng dẫn đến tình trạng ép KPI, khiến cho các “cố vấn tài chính” buộc phải hy sinh tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt chỉ tiêu quy định.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, tỉ lệ chiết khấu phí bảo hiểm nhân thọ khách hàng đóng trong năm đầu tiên cho các ngân hàng rất cao, dao động từ 15 - 50%, thậm chí có nơi lên tới 100%. Ví dụ, nếu bán thành công một hợp đồng có tiền phí hàng năm là 30 triệu đồng thì bạn sẽ được hưởng hoa hồng từ 4,5 - 15 triệu đồng.

Để tránh bị chào mời bảo hiểm, chuyên gia cho rằng, chỉ có cách là người dân cần bảo mật thông tin cá nhân của mình. Ngoài ra, nếu người dân biết mình có quyền lợi bảo hiểm đủ theo nhu cầu hoặc đã đến giới hạn của ngân sách thì kiên quyết từ chối tại các điểm giao dịch có thể bị mời chào bảo hiểm.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Bí quyết lọc tìm nhân viên tư vấn bảo hiểm có tâm

Đức Mạnh |

Giữa muôn hình vạn trạng của bảo hiểm nhân thọ, nhân viên tư vấn đóng vai trò rất quan trọng, định hướng khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm mình cần. Tuy nhiên để tìm ra một người có tâm lại không dễ dàng.

Bộ Tài chính và NHNN phối hợp để xử nghiêm vụ ép mua bảo hiểm

Trà My |

Thời gian qua, liên tục những vụ việc liên quan tới nhân viên ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm nhưng tư vấn mập mờ khiến khách hàng bức xúc đang là điểm nóng.

Tình trạng ép mua bảo hiểm mới giải ngân vốn bao giờ chấm dứt

Hương Nguyễn |

Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tăng trưởng mạnh những năm gần đây và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, do phát triển nóng trong thời gian qua, nên kênh phân phối bancassurance cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vẫn còn tình trạng nhân viên ngân hàng chạy theo KPI nên ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, hay việc chèo kéo khách hàng gửi tiết kiệm mua bảo hiểm. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Bí quyết lọc tìm nhân viên tư vấn bảo hiểm có tâm

Đức Mạnh |

Giữa muôn hình vạn trạng của bảo hiểm nhân thọ, nhân viên tư vấn đóng vai trò rất quan trọng, định hướng khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm mình cần. Tuy nhiên để tìm ra một người có tâm lại không dễ dàng.

Bộ Tài chính và NHNN phối hợp để xử nghiêm vụ ép mua bảo hiểm

Trà My |

Thời gian qua, liên tục những vụ việc liên quan tới nhân viên ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm nhưng tư vấn mập mờ khiến khách hàng bức xúc đang là điểm nóng.

Tình trạng ép mua bảo hiểm mới giải ngân vốn bao giờ chấm dứt

Hương Nguyễn |

Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tăng trưởng mạnh những năm gần đây và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, do phát triển nóng trong thời gian qua, nên kênh phân phối bancassurance cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vẫn còn tình trạng nhân viên ngân hàng chạy theo KPI nên ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, hay việc chèo kéo khách hàng gửi tiết kiệm mua bảo hiểm. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngân hàng và công ty bảo hiểm.