Chứng khoán Rồng Việt phát hành lô trái phiếu hơn 200 tỉ đồng

Thanh Thư |

Chứng khoán Rồng Việt cho biết, mục đích huy động vốn để trả các khoản nợ ngân hàng và nợ gốc trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên, giá trị huy động thực tế không đạt kỳ vọng.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (Mã chứng khoán: VDS) vừa công bố phát hành thành công mã trái phiếu VDSH2223011, khối lượng phát hành hành 2.027 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị huy động 202,7 tỉ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, đáo hạn vào ngày 28.12.2023.

Trước đó, vào cuối tháng 11.2022, Chứng khoán Rồng Việt đã thông qua phương án phát hành trái phiếu lần 3 trong năm với khối lượng chào bán 5.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị huy động dự kiến 500 tỉ đồng, chia thành 2 đợt, mỗi đợt huy động 250 tỉ đồng đối với 2 mã VDSH2223010 và VDSH2223011.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Lãi suất cố định 10,15%/năm cho cả 2 đợt phát hành.

 
Phương án sử dụng vốn mã trái phiếu VDSH2223011 được VDS công bố.

Mục đích phát hành được doanh nghiệp công bố thời điểm đó đối với mã trái phiếu VDSH2223011 là sử dụng 116,25 tỉ để thanh toán khoản nợ vay ngân hàng CTBC Singapore Branch; 45,15 tỉ đồng để thanh toán nợ gốc trái phiếu đến hạn vào 24.2.2023 và 38,6 tỉ để thanh toán tiền nợ gốc một lô trái phiếu đến hạn khác vào ngày 3.3.2023.

VDS cho biết, trong thời gian chưa đến hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu và thanh toán nợ vay ngân hàng, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng để gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, theo thông tin vừa được công bố, khối lượng phát hành thực tế và giá trị huy động mã trái phiếu VDSH2223011 không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp chỉ huy động được hơn 200 tỉ đồng.

Tương tự, đối với mã trái phiếu VDSH2223010 đã hoàn tất phát hành vào 27.12.2022, giá trị phát hành thực tế cũng chỉ đạt 142,3 tỉ đồng. Như vậy, cả 2 đợt phát hành với kế hoạch huy động 500 tỉ đồng, VDS chỉ huy động thành công 345 tỉ đồng.

 
VSD đối diện với áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn khá lớn trong năm 2023. Ảnh: Chứng khoán Rồng Việt.

Liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của Chứng khoán Rồng Việt, từ năm 2021 đến nay, đơn vị này liên tục thực hiện các đợt phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tính từ tháng 4.2021 đến nay, VDS đã phát hành tổng cộng 26 đợt trái phiếu và với tổng giá trị huy động lên đến hơn 4.754 tỉ đồng. Trong đó phần lớn được phát hành trong năm 2022. Đa phần các lô trái phiếu do đơn vị này phát hành đều có kỳ hạn 1 năm với mức lãi suất dao động từ hơn 8%/năm đến hơn 10%/năm.

Như vậy, các lô trái phiếu phát hành trong năm 2021 hầu hết đã đáo hạn. Trong thời gian tới, năm 2023 là thời điểm cao điểm đáo hạn trái phiếu của VDS với những lô trái phiếu được phát hành trong năm 2022, có tổng giá trị nợ đến hạn lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Với áp lực trả nợ đến hạn, doanh nghiệp đã tính đến phương án phát hành đảo nợ, tuy nhiên qua 2 đợt gọi vốn gần nhất qua kênh này, có thể thấy giá trị phát hành thực tế của doanh nghiệp không đạt kỳ vọng.

Thanh Thư
TIN LIÊN QUAN

Khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thu hút vốn

Minh Hạnh |

Năm 2022, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời đã góp phần phục hồi nhanh nền kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, một số lĩnh vực triển khai chưa được tốt cần sớm được tháo gỡ trong năm 2023 nhất là trong tiếp cận vốn vay và lãi suất.

Chờ đợi tương lai mới của trái phiếu doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Năm 2023, áp lực thị trường đến từ việc một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ đáo hạn. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng đến từ việc chờ đợi cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về trái phiếu.

Nhà đầu tư nên làm gì trước áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản?

Thái Mạnh |

Với việc áp lực đáo hạn trái phiếu của nhóm bất động sản trong thời gian tới, nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn, e ngại chưa muốn đầu tư.

Doanh nghiệp gia tăng mua lại trái phiếu

Hà Vinh |

Trong các ngày gần đây, tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp công bố hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp được chính doanh nghiệp phát hành thời gian trước đó.

Đề xuất lấy trái phiếu làm tài sản bảo đảm khoản vay bị phản đối gay gắt

Trà My |

Trái phiếu có bản chất là một công cụ nợ. Vậy đề xuất "dùng trái phiếu làm tài sản bảo đảm khoản vay" liệu có hợp lý?

Phớt lờ xử phạt, Công ty Sông Hồng - Lào Cai ngang nhiên khai thác cao lanh

An Trịnh |

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng UBND tỉnh "tuýt còi" xử phạt nhưng Công ty Sông Hồng Lào Cai vẫn ngang nhiên đào bới khai thác cao lanh mà không có giấy phép.

Làm rõ việc hiệu trưởng đánh hiệu phó nhập viện ở Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 8.4, UBND huyện Lệ Thuỷ cho biết, đã chỉ đạo làm rõ vụ việc một hiệu trưởng đánh hiệu phó phải nhập viện xảy ra tại xã Ngư Thủy Bắc.

Điều tra vụ thầy giáo tử vong bất thường khi nhậu với nhóm bạn

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Công an điều tra làm rõ nguyên nhân nam thầy giáo được phát hiện tử vong sau khi nhậu chung với nhóm bạn ở chòi rẫy.

Khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thu hút vốn

Minh Hạnh |

Năm 2022, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời đã góp phần phục hồi nhanh nền kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, một số lĩnh vực triển khai chưa được tốt cần sớm được tháo gỡ trong năm 2023 nhất là trong tiếp cận vốn vay và lãi suất.

Chờ đợi tương lai mới của trái phiếu doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Năm 2023, áp lực thị trường đến từ việc một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ đáo hạn. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng đến từ việc chờ đợi cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về trái phiếu.

Nhà đầu tư nên làm gì trước áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản?

Thái Mạnh |

Với việc áp lực đáo hạn trái phiếu của nhóm bất động sản trong thời gian tới, nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn, e ngại chưa muốn đầu tư.

Doanh nghiệp gia tăng mua lại trái phiếu

Hà Vinh |

Trong các ngày gần đây, tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp công bố hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp được chính doanh nghiệp phát hành thời gian trước đó.

Đề xuất lấy trái phiếu làm tài sản bảo đảm khoản vay bị phản đối gay gắt

Trà My |

Trái phiếu có bản chất là một công cụ nợ. Vậy đề xuất "dùng trái phiếu làm tài sản bảo đảm khoản vay" liệu có hợp lý?