Chủ động nguyên liệu để “kéo” giá thức ăn chăn nuôi đang tăng phi mã

Vũ Long |

Giá thành chăn nuôi của Việt Nam ở mức cao vì phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều nhập khẩu, cần khắc phục điều này.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về công nghệ và sản lượng thức ăn chăn nuôi   

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT) Tống Xuân Chinh, Việt nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới Về công nghệ và sản lượng thức ăn chăn nuôi. Ngành sản xuất thức ăn công nghiệp ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm.

Những năm qua, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI đang đầu tư rất lớn vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, trong đó bao gồm cả sản xuất thức ăn chăn nuôi và xây các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, xây các phức hệ liên hợp để vừa làm giống vừa chăn nuôi, giết mổ trực tiếp và chế biến sâu sản phẩm cũng như xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý chất thải chăn nuôi.

“Các doanh nghiệp như C.P, Jafa, CJ, Hùng Nhơn… là những mô hình được đầu tư lớn, bài bản. Đây là tín hiệu rất đáng mừng. Trong ngành chăn nuôi, về cơ bản chúng ta đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng về thịt, trứng, sữa cho trên 96 triệu người dân Việt Nam” – ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.

Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu được, trong năm 2020 Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 1 tỉ USD và hi vọng trong những năm tới, xuất khẩu sẽ tăng trưởng và đây là một trong những định hướng quan trọng cho các sản phẩm chăn nuôi, vì năng lực sản xuất của Việt Nam rất mạnh, kể cả khu vực doanh nghiệp, trang trại cũng như nông hộ.

“Cần quan tâm hơn đến vấn đề phúc lợi động vật để có thể xuất khẩu nhiều hơn, trong đó có những sản phẩm sữa, mật ong, trứng, thịt lợn mán, thịt lợn sữa, thức ăn chăn nuôi… là những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu và đây là định hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển của ngành chăn nuôi” – ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.

Chủ động nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc ngoại nhập

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh, cần phải nhìn nhận rằng, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 20 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là nhóm năng lượng và protein, ví dụ như ngô, đậu tương, cám mì, khô dầu…

Việt nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới. Ảnh: Vũ Long
Việt nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới. Ảnh: Vũ Long

Lý giải câu hỏi, tại sao chúng ta có sản lượng lúa rất lớn, lên đến 43 triệu tấn/năm, dư thừa để xuất khẩu, nhưng không sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi mà lại nhập khẩu ngô, đậu tương từ Mỹ, Brazil về để chế biến? Chiều 21.10, tại tọa đàm “Giải pháp phát triển nguyên liệu, tận dụng phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc nhập khẩu”, ông Tống Xuân Chinh cho hay, 1kg ngô thời điểm hiện nay có giá 7.700-8.000 đồng, trước đây giá chỉ 5.000-5.500 đồng. Trong khi đó 1kg gạo chất lượng thấp nhất của Việt Nam cũng 13.000-14.000 đồng.

“Về mặt năng lượng, 1kg gạo và ngô đều ở mức 3.900kalo, protein khoảng gần tương đương nhau. Thế thì chả doanh nghiệp nào dại gì sử dụng nguyên liệu gạo có giá cao hơn ngô nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi” – ông Chinh nói.

Một thực tế là, rất nhiều năm rồi chúng ta đặt vấn đề trồng ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng đến nay diện tích trồng ngô chưa bao giờ vượt qua con số 1 triệu hecta, thậm chí hiện nay còn giảm xuống ở mức 945.000ha. Trước tình trạng giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, cần tính đến nguồn nguyên liệu trong nước.

“Theo mục tiêu sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi” – ông Tống Văn Chinh nhấn mạnh.

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thông tin, trong thời gian qua, tại nhiều địa phương trồng ngô sinh khối đã được quan tâm. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức rất nhiều dự án về trồng ngô sinh khối, đưa ra gói kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản, chế biến để đạt sinh khối tốt nhất.

Thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản phẩm, nếu chủ động được nguồn thức ăn, chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ kéo được giá thành xuống thấp, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giá nguyên liệu đầu vào "phi mã", tăng từ vuông tôm đến cám chăn nuôi

Cường Ngô |

Khi dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, các doanh nghiệp bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó vì nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt.

8 triệu con lợn quá lứa "ế" trong chuồng, người chăn nuôi càng lỗ thê thảm

Vũ Long |

Giá lợn hơi đã liên tục “trượt dốc”, nhưng sức mua rất kém. Hiện tại, có 8 triệu con lợn đang kẹt lại trong chuồng, người chăn nuôi tiếp tục lỗ thê thảm.

Ồ ạt nhập hàng trăm nghìn tấn thịt đông lạnh "làm khó" chăn nuôi nội địa

Vũ Long |

Hàng trăm nghìn tấn thịt đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam trong 9 tháng qua cũng là tác nhân khiến giá lợn hơi liên tục "lao dốc".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giá nguyên liệu đầu vào "phi mã", tăng từ vuông tôm đến cám chăn nuôi

Cường Ngô |

Khi dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, các doanh nghiệp bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó vì nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt.

8 triệu con lợn quá lứa "ế" trong chuồng, người chăn nuôi càng lỗ thê thảm

Vũ Long |

Giá lợn hơi đã liên tục “trượt dốc”, nhưng sức mua rất kém. Hiện tại, có 8 triệu con lợn đang kẹt lại trong chuồng, người chăn nuôi tiếp tục lỗ thê thảm.

Ồ ạt nhập hàng trăm nghìn tấn thịt đông lạnh "làm khó" chăn nuôi nội địa

Vũ Long |

Hàng trăm nghìn tấn thịt đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam trong 9 tháng qua cũng là tác nhân khiến giá lợn hơi liên tục "lao dốc".