Chủ đầu tư điện mặt trời ở Gia Lai bị dừng mua điện, bị dừng hoạt động

THANH TUẤN |

Công ty Điện lực Gia Lai chưa thanh toán gần 30 tỉ đồng tiền mua điện cho chủ đầu tư 2 dự án điện mặt trời mái nhà, và hiện tạm dừng mua điện, buộc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong nợ nần, kiệt quệ…

Ngày 2.6, Công ty Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung) đã gửi đi thông báo về việc tạm dừng tiếp nhận mua điện mặt trời mái nhà tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thanh Danh và Công ty TNHH Năng lượng xanh Vạn Phát (có địa chỉ tại huyện Krông Pa).

Việc tạm dừng mua điện kể từ ngày 24.5.2024, với lý do đưa ra là chủ đầu tư chưa khắc phục các tồn tại về công trình xây dựng và chưa tháo dỡ 953 tấm pin trên hệ thống làm tăng quy mô công suất phát.

Trước sự việc trên, chủ đầu tư 2 dự án điện mặt trời mái nhà đã gửi đơn khiếu nại lên Điện lực Gia Lai, cho rằng việc tạm dừng tiếp nhận điện là hành vi đơn phương vi phạm hợp đồng đã ký, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Mộng Huyền - đại diện theo pháp luật của Công ty Thanh Danh và Vạn Phát cho biết: “Điện lực Gia Lai đã không căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận ký kết mua điện với 2 doanh nghiệp, mà căn cứ vào văn bản không có cơ sở để thực hiện, dẫn đến sai trái và vi phạm hợp đồng”.

Theo bà Huyền, vừa chưa thanh toán số tiền gần 30 tỉ đồng mua điện từ tháng 3.2021 đến nay cho doanh nghiệp, Điện lực Gia Lai vừa tước bỏ hoạt động sản xuất của chủ đầu tư, mọi thiệt hại về yêu cầu bồi thường sẽ do Điện lực Gia Lai chịu trách nhiệm.

Một dự án điện mặt trời mái nhà tại Gia Lai. Ảnh: Thanh Tuấn
Một dự án điện mặt trời mái nhà tại Gia Lai. Ảnh: Thanh Tuấn

Như Báo Lao Động phản ánh, vụ tranh chấp hợp đồng mua bán điện giữa Công ty Thanh Danh, Vạn Phát và Công ty Điện lực Gia Lai diễn ra kéo dài.

Vào năm 2022, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án Nhân dân TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà, buộc Điện lực Gia Lai và Tổng Công ty Điện lực Miền Trung phải có trách nhiệm thanh toán tiền mua điện và tiền lãi phạt chậm thanh toán.

Sau đó, phía điện lực kháng cáo, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đưa ra xét xử, nhận định Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Điện lực Gia Lai không có tài liệu, chứng cứ chứng minh vị trí cũng như thời gian doanh nghiệp lắp đặt các tấm pin.

Ngoài ra, sản lượng điện từ tháng 4.2021 đến 9.2022 có sự tăng, giảm chứ không đơn thuần chỉ tăng. Do đó, ngành điện cho rằng, 2 doanh nghiệp tự ý lắp thêm 953 tấm pin là không có cơ sở.

Thực tế, qua thời gian dài hơn 3 năm liên tiếp, Điện lực Gia Lai vẫn tiến hành mua điện phát lên lưới của công ty Thanh Danh và Vạn Phát sản xuất được, nhưng lại trây ì không chịu trả tiền mua điện cho chủ đầu tư, khiến doanh nghiệp trong vòng xoáy nợ nần và lao đao trong vòng tố tụng kéo dài…

Từ tháng 10.2023 đến nay, toàn bộ hồ sơ vụ án hiện đang được Tòa án Nhân dân tối cao nhận đơn, xử lý theo thẩm quyền và chờ ấn định ngày mở phiên tòa xét xử.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam: Yêu cầu EVN thỏa thuận thanh toán

Anh Tuấn |

Trước đơn kêu cứu gửi Chính phủ về việc thanh toán phần công suất 172MW của dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu EVN và Công ty Trung Nam thực hiện thỏa thuận việc thanh toán, tạm ứng tiền điện của nhà máy theo đúng quy định hiện hành.

Dưới thời ông Phương Hoàng Kim, điện mặt trời bùng nổ, có nhiều sai phạm

Anh Tuấn |

Dưới thời điều hành của ông Phương Hoàng Kim - nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án điện mặt trời đã bùng nổ mạnh mẽ, nhưng lại có nhiều vi phạm.

Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp với nhau, không cần qua EVN

Cường Ngô |

Dự án điện mặt trời mái nhà hay điện rác, sinh khối có thể được mua bán trực tiếp không qua EVN. Đây là nội dung được nêu tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về cơ chế mua bán trực tiếp giữa bên phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam: Yêu cầu EVN thỏa thuận thanh toán

Anh Tuấn |

Trước đơn kêu cứu gửi Chính phủ về việc thanh toán phần công suất 172MW của dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu EVN và Công ty Trung Nam thực hiện thỏa thuận việc thanh toán, tạm ứng tiền điện của nhà máy theo đúng quy định hiện hành.

Dưới thời ông Phương Hoàng Kim, điện mặt trời bùng nổ, có nhiều sai phạm

Anh Tuấn |

Dưới thời điều hành của ông Phương Hoàng Kim - nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án điện mặt trời đã bùng nổ mạnh mẽ, nhưng lại có nhiều vi phạm.

Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp với nhau, không cần qua EVN

Cường Ngô |

Dự án điện mặt trời mái nhà hay điện rác, sinh khối có thể được mua bán trực tiếp không qua EVN. Đây là nội dung được nêu tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về cơ chế mua bán trực tiếp giữa bên phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).