Chiến lược phát triển nông thôn Bạc Liêu: Đến 2050, không còn hộ nghèo

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu xây dựng, UBND tỉnh ban hành đến năm 2050, nông thôn Bạc Liêu trở thành vùng đáng sống.

Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.

Một góc nông thôn tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Hữu Thọ
Một góc nông thôn tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Hữu Thọ

Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa nông thôn với thành thị và giữa các địa phương với nhau. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu; trọng tâm là tôm ứng dụng công nghệ cao, quản trị hiện đại, liên kết chuỗi giá trị; lúa gạo chất lượng cao gắn với phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản phù hợp lợi thế của từng vùng; phát triển bền vững, toàn diện kinh tế biển theo hướng hiện đại gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, phát huy vai trò là trụ cột của nền kinh tế, góp phần thực hiện đạt và vượt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Thu hoạch lúa trên đất tôm tại mô hình lúa tôm huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường
Thu hoạch lúa trên đất tôm tại mô hình lúa tôm huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường

Đáng chú ý, chiến lược này xác định đến năm 2050 nông thôn Bạc Liêu không còn hộ nghèo, vùng nông thôn Bạc Liêu trở thành nơi đáng sống.

UBND tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Chiến lược; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm và theo yêu cầu; tham mưu tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

Mô hình lúa tôm phát triển bền vững tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Mô hình lúa tôm phát triển bền vững tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Theo Chiến lược này, đến năm 2030, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 2 tỉ USD; tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 20%; lao động nông thôn qua đào tạo 74%; tổng giá trị khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 540.000 tấn.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

500 sinh viên Đại học Bạc Liêu được tư vấn việc làm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trên 500 sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Bạc Liêu được các doanh nghiệp tư vấn việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bạc Liêu: Phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu 60 triệu đồng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 10.6, ông Hà Văn Buôl, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lâm Thanh Dúp, 35 tuổi là chủ cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế tôm nguyên liệu ở Ấp 10B, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) số tiền 60 triệu đồng vì hành vi tổ chức đưa tạp chất (CMC) vào tôm sú nguyên liệu.

Bạc Liêu: Chỉ 70% học sinh có thể vào THPT

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trong hai ngày 9 và 10.6, đồng loạt các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, nhiều khả năng chỉ có 70% học sinh vào hệ THPT, 30% còn lại học tại các chương trình đào tạo khác.

Bạc Liêu còn tồn 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đánh giá tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 vào ngày 7.6, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, không để vaccine quá hạn.

Khởi tố vụ án vi phạm quy định đấu thầu tại CDC Bạc Liêu liên quan Việt Á

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Công an tỉnh Bạc Liêu đã quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại CDC tỉnh Bạc Liêu liên quan đến Công ty Việt Á.

Bạc Liêu: Ì ạch 8 năm, Dự án di dân ra khỏi rừng xin thêm 40 tỉ để… làm nền

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Dự án đã kết thúc giai đoạn 1 nhưng cốt nền quá thấp không bố trí dân vào xây nhà được. Chủ đầu tư xin thêm 40 tỉ đồng đế… nâng cốt nền.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thanh kiểm tra các công ty bảo hiểm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều ngày 20.2, phía Bộ Tài chính cho biết Bộ trưởng Hồ Đức Phớc vừa có yêu cầu thanh tra, kiểm tra các công ty bảo hiểm khi thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ.

500 sinh viên Đại học Bạc Liêu được tư vấn việc làm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trên 500 sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Bạc Liêu được các doanh nghiệp tư vấn việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bạc Liêu: Phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu 60 triệu đồng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 10.6, ông Hà Văn Buôl, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lâm Thanh Dúp, 35 tuổi là chủ cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế tôm nguyên liệu ở Ấp 10B, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) số tiền 60 triệu đồng vì hành vi tổ chức đưa tạp chất (CMC) vào tôm sú nguyên liệu.

Bạc Liêu: Chỉ 70% học sinh có thể vào THPT

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trong hai ngày 9 và 10.6, đồng loạt các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, nhiều khả năng chỉ có 70% học sinh vào hệ THPT, 30% còn lại học tại các chương trình đào tạo khác.

Bạc Liêu còn tồn 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đánh giá tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 vào ngày 7.6, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, không để vaccine quá hạn.

Khởi tố vụ án vi phạm quy định đấu thầu tại CDC Bạc Liêu liên quan Việt Á

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Công an tỉnh Bạc Liêu đã quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại CDC tỉnh Bạc Liêu liên quan đến Công ty Việt Á.

Bạc Liêu: Ì ạch 8 năm, Dự án di dân ra khỏi rừng xin thêm 40 tỉ để… làm nền

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Dự án đã kết thúc giai đoạn 1 nhưng cốt nền quá thấp không bố trí dân vào xây nhà được. Chủ đầu tư xin thêm 40 tỉ đồng đế… nâng cốt nền.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.