Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI: Sự thiệt thòi của nhóm bét bảng

NHÓM PV |

Trong 5 năm gần nhất, những tỉnh, thành xếp bét bảng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ý kiến cho rằng chỉ số này đang gây bất lợi với một số địa phương.

Dấu hỏi về thứ hạng

Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index). Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Từ nhiều năm qua, chỉ số này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

Theo VCCI, chỉ số này “đã được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận, xem đây như một kênh hiệu quả để phản ánh ý kiến của mình về môi trường kinh doanh tại các địa phương”. Thậm chí, có những con số đã thể hiện được vị trí của PCI như việc tất cả 63 tỉnh thành có kế hoạch cải thiện PCI hay đã có trên 300 văn bản pháp lý về cải thiện PCI được ban hành... Với sự tham gia được cho là của cả chục ngàn doanh nghiệp mỗi đợt khảo sát, không phủ nhận rằng, chỉ số PCI thời gian qua đã có những tác động tích cực.

Dẫn ra những lời trên để thấy, chỉ số PCI đang có một vai trò to lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng địa phương. Nhưng cũng chính bởi tầm quan trọng đó, chỉ số PCI cần được nhìn nhận thẳng thắn vào những tồn tại, hạn chế đang hiện hữu sau 17 năm xây dựng và công bố.

Dễ nhìn nhận nhất là có lẽ là ở nhóm luôn xếp bét bảng về chỉ số PCI. Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, trong 5 năm gần nhất, các địa phương thuộc nhóm này đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó có thể kể tới những tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum, Đăk Nông;...

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. Ảnh: Báo cáo PCI 2021.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. Ảnh: Báo cáo PCI 2021.

Bất chấp rằng Nhóm nghiên cứu PCI đã nói rõ chỉ số Cơ sở hạ tầng không được đưa vào để tính điểm bởi đặc thù vị trí địa lý; điều kiện hạ tầng ban đầu của mỗi địa phương là khác nhau và có sự cách biệt nhất định.

Nhưng nếu đưa ra quan điểm như vậy, lời giải đáp nào là thoả đáng cho các vùng, địa phương luôn “quen mặt" ở vị trí cuối bảng xếp hạng. Trong khi đó, trái ngược với điều này, có địa phương lại nhiều năm ở vị trí quán quân.

Bất lợi với một số địa phương

Theo báo cáo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 được công bố hồi tháng 4 vừa qua, Cao Bằng đã tụt 9 bậc so với năm 2020 và đứng bét bảng 63/63 tỉnh thành. Kết quả này cũng để lại nhiều tâm tư, đặc biệt với những nhà lãnh đạo ở địa phương này.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, kết quả PCI này đối với Cao Bằng là chưa đạt được theo kế hoạch đề ra, từ đó đặt ra yêu cầu cho chính quyền các cấp trong tỉnh cần tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong những năm tới.

Bên cạnh những nguyên nhân đến từ phía chủ quan, lãnh đạo của Cao Bằng cũng thẳng thắn chia sẻ rằng PCI 2021 tiếp tục ghi nhận mối quan hệ tương quan thuận giữa chất lượng điều hành kinh tế và cơ sở hạ tầng tại các địa phương.

"Nói cách khác, những địa phương được doanh nghiệp đánh giá cao hơn về chất lượng điều hành thường là những nơi có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn. Các chuyên gia PCI cũng nhận thấy mối tương quan khá chặt chẽ giữa chất lượng điều hành kinh tế và chất lượng cơ sở hạ tầng, khi nhiều địa phương có Chỉ số cơ sở hạ tầng cao, có thể kể tới như Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, TPHCM...

Do vậy, nếu sử dụng chung một bảng chỉ số chấm điểm PCI đối với 63 tỉnh, thành trong cả nước thì các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng sẽ bất lợi hơn, bởi vì vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tiếp cận thị trường còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ..., do đó, việc thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng gặp nhiều khó khăn hơn" - ông Hoàng Xuân Ánh cho biết.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cũng đề xuất các chuyên gia của VCCI nghiên cứu điều chỉnh chỉ số PCI cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, địa phương.

Hình ảnh trong buổi công bố chỉ số PCI 2021. Ảnh chụp màn hình.
Hình ảnh trong buổi công bố chỉ số PCI 2021. Ảnh chụp màn hình

Có một điểm đáng chú ý rằng rất hiếm hoi để tiếp cận một thông tin phản biện hay chỉ trích về chỉ số PCI trên các kênh truyền thông đại chúng. Vấn đề có thể được hiểu rằng, hoặc đây là một chỉ số đã vô cùng hoàn hảo hoặc những tiếng nói nhằm cải thiện chỉ số này chưa có một sự quan tâm đủ lớn.

Trong số ít những bài phản biện, tác giả Nguyễn Thành Trung (Cục Xúc tiến thương mại) từ năm 2008 đã cho rằng nên trả đúng nội hàm cho khái niệm về PCI. Bởi theo dẫn giải của tác giả này, khái niệm “năng lực cạnh tranh” thường chỉ dùng với doanh nghiệp, gắn với nghĩa sự tồn tại hay phá sản, lụi tàn. Dùng "năng lực cạnh tranh" là không phù hợp với một vùng địa lý hay một quốc gia, vốn dĩ chỉ nên dùng lợi thế cạnh tranh địa phương, thương hiệu địa phương, năng lực thể chế địa phương,...

Tác giả này cũng cho rằng chỉ số này được mặc một chiếc áo quá rộng khi chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ các yếu tố gắn với địa phương, do đó, sẽ là không "chính danh" nếu gọi là "năng lực cạnh tranh" của tỉnh.

Tên gọi “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Ảnh : Báo cáo PCI 2021.
Tên gọi “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Ảnh : Báo cáo PCI 2021

Đáng nói, vào năm 2006, sau khi nhiều địa phương bức xúc cho rằng chỉ số PCI chỉ tập trung vào trả lời của khối doanh nghiệp tư nhân, không thể phản ánh toàn bộ môi trường kinh doanh của các tỉnh, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI đã thừa nhận tên gọi của chỉ số là quá rộng và chưa chính xác do thừa kế tên gọi từ đơn vị tài trợ.

Ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng phòng Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp thời điểm đó đã cho biết để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, nhóm nghiên cứu có thể sẽ đổi ngược lại cách ghi tên báo cáo theo hướng ghi to, đậm dòng chữ "Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân".

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, cụm từ trên vẫn không thay đổi cho đến năm 2010 chuyển thành "Thúc đẩy điều hành kinh tế và đầu tư bền vững", và từ năm 2011 đến nay được ghi là "Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp". Đồng thời, tiêu đề chính "Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam" vẫn không thay đổi. 

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Chuyển tư duy từ “cho phép”, “cấp phép” sang “phục vụ” để nâng chỉ số PCI

Hoàng Dung |

Kiên Giang - Ngày 22.8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2022.

Chủ tịch Long An: Phấn đấu đưa PCI quay lại Top 10

An Long |

Long An - Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh này đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Quảng Trị giữ nguyên vị trí xếp hạng về PCI, có chỉ số giảm 23 bậc

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Mặc dù vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhưng tổng điểm năm 2021 của tỉnh Quảng Trị cao hơn 0,26 điểm so với năm 2020.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chuyển tư duy từ “cho phép”, “cấp phép” sang “phục vụ” để nâng chỉ số PCI

Hoàng Dung |

Kiên Giang - Ngày 22.8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2022.

Chủ tịch Long An: Phấn đấu đưa PCI quay lại Top 10

An Long |

Long An - Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh này đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Quảng Trị giữ nguyên vị trí xếp hạng về PCI, có chỉ số giảm 23 bậc

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Mặc dù vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhưng tổng điểm năm 2021 của tỉnh Quảng Trị cao hơn 0,26 điểm so với năm 2020.