Chặn tình trạng hàng nghìn doanh nghiệp bị “bật” khỏi thị trường

Vũ Long |

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động trong 5 tháng qua tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, cần giải pháp hỗ trợ.

COVID-19 đẩy số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng 23%

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12 nghìn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Lũy kế 5 tháng đầu, có 59,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Là một trong hàng nghìn doanh nhân phải ngậm ngùi đóng cửa công ty trong năm nay – ông Vũ Tuấn Anh (Mỹ Đình, Hà Nội), cho biết: Doanh nghiệp ông kinh doanh về mặt hàng giấy in nhiệt. Dịch bệnh COVID-19 đã quét đến đồng vốn cuối cùng của doanh nghiệp.

“Sau một năm cố gắng chống chọi, hoạt động cầm chừng, cố gắng duy trì doanh nghiệp và trả lương cho lao động, tôi đã phải đóng cửa vì hàng loạt nhà hàng, quán càphê, cửa hàng… những đối tượng sử dụng giấy in nhiệt của tôi hoạt động cầm chừng, gián đoạn” – ông Vũ Tuấn Anh nói.

Từng có trong tay 3 trung tâm luyện thi đại học có tiếng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), nhưng bước sang năm thứ 2 dịch COVID-19, bà Nguyễn Chi Lam (phố Phạm Thận Duật – Cầu Giấy – Hà Nội) cũng đã phải đóng cửa cả 3 địa điểm.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch bệnh COVID-19 đã có sức công phá lớn đối với khả năng chống chịu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, thời gian hoạt động dưới 3 năm, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ...

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) - cho hay, tác động của dịch bệnh COVID-19 với doanh nghiệp ở một số ngành rất lớn. Lĩnh vực chịu ảnh hướng lớn nhất là: May mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%)…

Có 87,2% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc 'hoàn toàn tiêu cực". Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ "không bị ảnh hưởng gì" và gần 2% ghi nhận tác động "hoàn toàn tích cực" hoặc "phần lớn tích cực".

Doanh nghiệp cần kịp thời chuyển đổi, tái cấu trúc

Theo đánh giá của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, dịch bệnh COVID-19 đã gây cho doanh nghiệp khó khăn chung là mất cân đối dòng tiền, do đó, hơn bao giờ hết, nguồn vốn kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất thực hiện “mục tiêu kép”.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI - cho biết thêm: Bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch COVID-19 thì gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), nhấn mạnh: Một mặt phải tích cực, chủ động phòng tránh sự lây lan của đại dịch để yên tâm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tự đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp, linh hoạt đa dạng hoá sản xuất kinh doanh để đạt kết quả.

“Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mở rộng tiêu thụ, nắm vững thị trường trong nước và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu; tận dụng các Hiệp định thương mại tự do để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.

Đồng thời, Nhà nước thực hiện giãn, hoãn nộp thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021; thực hiện miễn giảm các chi phí sản suất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, các thương vụ đại sứ quán cần tích cực giúp các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đầu vào và đầu ra, đảm bảo đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh hiến kế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29.4.2020; Chính phủ đã gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19; gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.

Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những ảnh hưởng hết sức khắc nghiệt, tập hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tới đây cần thiết thực, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất bình thường giữa dịch COVID-19

Tường Minh |

Nhờ kịp thời triển khai và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong các Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn hoạt động, sản xuất bình thường.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.

Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những ảnh hưởng hết sức khắc nghiệt, tập hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tới đây cần thiết thực, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nỗ lực sản xuất bình thường giữa dịch COVID-19

Tường Minh |

Nhờ kịp thời triển khai và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong các Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng vẫn hoạt động, sản xuất bình thường.